Cấu trúc của ti thể và lục lạp phù hợp với chức năng của chúng như thế nào?
Câu hỏi 1 trang 54 Sinh học 10: Cấu trúc của ti thể và lục lạp phù hợp với chức năng của chúng như thế nào?
Lời giải:
• Đặc điểm cấu trúc phù hợp với chức năng của ti thể:
Ti thể có cấu trúc phù hợp với chức năng là nơi diễn ra quá trình phân giải carbohydrate giải phóng năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống:
- Ti thể gồm 2 lớp: màng ngoài trơn nhẵn, màng trong gấp khúc thành hình răng lược ngăn ti thể thành 2 khoang → Khoang ngoài là khoảng không gian giữa hai màng chứa ion H+ có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp ATP. Khoang trong là chất nền chứa nhiều loại enzyme tham gia vào quá trình hô hấp tế bào.
- Trong chất nền chứa nhiều phân tử DNA nhỏ, dạng vòng và ribosome → Do đó, ti thể có khả năng tự nhân đôi và tổng hợp protein cho riêng mình. Điều này đảm bảo cho việc ti thể có thể tăng số lượng để đáp ứng nhu cầu về năng lượng của tế bào.
• Đặc điểm cấu trúc phù hợp với chức năng của lục lạp:
Lục lạp có cấu trúc phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng mặt trời thông qua quá trình quang hợp để tạo ra nguồn carbohydrate:
- Lục lạp có cấu trúc màng kép trơn nhẵn, bên trong là chất nền stroma trong suốt → Ánh sáng dễ dàng đi qua tạo thuận lợi cho quá trình quang hợp.
- Bên trong lục lạp có hệ thống các thylakoid. Trên bề mặt thylakoid chứa chất diệp lục cùng các enzyme và protein tham gia vào quá trình quang hợp. Các thylakoid xếp chồng lên nhau tạo thành granum. Mỗi lục lạp có nhiều granum. → Số lượng nhiều của thylakoid, diệp lục và enzyme quang hợp giúp hấp thu và thực hiện các phản ứng chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học cung cấp cho quá trình cố định CO2 trong quang hợp.
- Stroma chứa hệ enzyme tham gia vào quá trình cố định CO2 trong quang hợp → Giúp thực hiện quá trình tạo ra carbohydrate – giai đoạn cuối của quá trình quang hợp.
- Lục lạp cũng có chứa nhiều phân tử DNA nhỏ, dạng vòng → Giúp lục lạp có khả năng nhân đôi, tăng số lượng để đảm bảo đáp ứng nhu cầu quang hợp của tế bào. Ngoài ra, một số gene của chúng tổng hợp được các protein tham gia vào quá trình quang hợp.
Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay nhất, ngắn gọn khác:
Mở đầu trang 48 Sinh học 10: Hình bên cho thấy màng tế bào niêm mạc ruột non ....
Câu hỏi 1 trang 49 Sinh học 10: Trình bày cấu trúc và chức năng của nhân tế bào ....
Câu hỏi 2 trang 49 Sinh học 10: Vì sao nói nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống ....
Câu hỏi 1 trang 51 Sinh học 10: Nêu cấu trúc và chức năng của ribosome ....
Câu hỏi 2 trang 51 Sinh học 10: Lưới nội chất có cấu tạo phù hợp với chức năng như thế nào ....
Câu hỏi 3 trang 51 Sinh học 10: Mô tả cấu trúc và chức năng của bộ máy Golgi ....
Câu hỏi 1 trang 52 Sinh học 10: Lysosome có cấu tạo phù hợp với chức năng như thế nào ....
Câu hỏi 2 trang 52 Sinh học 10: Vì sao peroxysome lại được xem là bào quan giúp bảo vệ tế bào? ....
Câu hỏi 3 trang 52 Sinh học 10: So sánh chức năng của các bào quan: lysosome, peroxysome ....
Câu hỏi 2 trang 54 Sinh học 10: So sánh cấu trúc của ti thể và lục lạp ....
Câu hỏi 3 trang 54 Sinh học 10: Trong tế bào, ti thể và lục lạp mới được tạo ra bằng cách nào? ....
Câu hỏi 4 trang 54 Sinh học 10: Trong các tế bào sau, tế bào nào có nhiều ti thể hơn? ....
Câu hỏi 1 trang 56 Sinh học 10: Nêu cấu tạo và chức năng của màng tế bào ....
Câu hỏi 2 trang 56 Sinh học 10: Cá sống ở châu Nam Cực so với cá sống ở vùng nhiệt đới ....
Câu hỏi 2 trang 57 Sinh học 10: Nêu chức năng của thành tế bào ....
Câu hỏi 1 trang 59 Sinh học 10: : Chất nền ngoại bào là gì? ....
Câu hỏi 2 trang 59 Sinh học 10: Các tế bào trong cơ thể đa bào kết nối với nhau ....
Câu 1 trang 60 Sinh học 10: Lập bảng hệ thống cấu trúc và chức năng của các bào quan ....
Câu 2 trang 60 Sinh học 10: Vẽ đường đi của một phân tử protein từ khi được tổng hợp ....
Câu 3 trang 60 Sinh học 10: Điều gì sẽ xảy ra với tế bào động vật nếu bộ khung xương tế bào ....
Câu 4 trang 60 Sinh học 10: Trong tế bào có hai loại bào quan đều có vai trò khử độc ....
Câu 5 trang 60 Sinh học 10: Vì sao nói màng tế bào có cấu trúc khảm động? ....
Câu 6 trang 60 Sinh học 10: Bằng cách nào các tế bào trong cùng một mô của cơ thể động vật ....
Câu 7 trang 60 Sinh học 10: Lập bảng so sánh tế bào nhân sơ với tế bào nhân thực ....
Câu 8 trang 60 Sinh học 10: Một nhà sinh học đã tiến hành lấy nhân của tế bào sinh dưỡng ....
Câu 9 trang 60 Sinh học 10: Vì sao những người uống nhiều rượu dễ mắc các bệnh về gan? ....
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Giải sgk Sinh học 10 Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Sinh học 10 Kết nối tri thức
- Giải SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT