Trong một tiết học về sự sống, một bạn nói rằng: Một chiếc xe và một con sư tử
Mở đầu trang 16 Sinh học 10: Trong một tiết học về sự sống, một bạn nói rằng: “Một chiếc xe và một con sư tử đều có quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng, có khả năng di chuyển nên cả hai đều được gọi là vật sống”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Em sẽ chứng minh cho ý kiến của mình như thế nào?
Lời giải:
- Không đồng ý với ý kiến của bạn: Chiếc xe là vật không sống, sử tử là vật sống.
- Chứng minh ý kiến của mình:
+ Một vật được xem là sinh vật sống khi có những dấu hiệu cơ bản của sự sống sau: Chuyển hóa vật chất và năng lượng, cảm ứng – thích nghi, vận động, sinh trưởng và phát triển, sinh sản. Ngoài ra, hiện nay, người ta còn chú ý thêm một số dấu hiệu của sự sống là tính sao chép (tự nhân đôi) của vật chất di truyền và tính tự điều chỉnh của nó để duy trì sự ổn định về cấu trúc và chức năng.
+ Tiến hành so sánh các dấu hiệu của sự sống giữa chiếc xe và sư tử:
Các dấu hiệu đặc trưng của sự sống |
Chiếc xe |
Sư tử |
Chuyển hóa vật chất và năng lượng |
- Có diễn ra quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng. Ví dụ: Khi các động cơ xe máy hoạt động nhờ đốt nhiên liệu xăng thì có sự chuyển hóa từ hóa năng sang cơ năng giúp xe hoạt động. |
- Có diễn ra quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng. Ví dụ: Sư tử ăn thịt lợn rừng. Sau khi ăn, thức ăn sau khi đi vào cơ thể sẽ được tiến hành phân giải và tổng hợp các chất cần thiết cho cơ thể đồng thời cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của sư tử. |
Cảm ứng – Thích nghi |
- Không có khả năng cảm ứng và thích nghi khi bị ngoại cảnh tác động. Ví dụ: Khi bị hư (hỏng) xe không thể tự chữa lành mà phải cần nhân viên sửa chữa. |
- Cảm ứng: Khi bị thương sư tử có hành động liếm vết thương để sát trùng. - Thích nghi: Màu sắc lông của sư tử giúp chúng dễ dàng hòa lẫn với môi trường cây cỏ savan, rất thuận lợi trong lúc săn mồi. |
Vận động |
- Có vận động nhưng do người khác điều khiển. |
- Do bản thân sư tử vận động và không phụ thuộc vào sự điều khiển. |
Sinh trưởng và phát triển |
Không tăng về kích thước và khối lượng. |
Có sự tăng lên về kích thước và khối lượng. |
Sinh sản |
Không sinh sản tạo ra thế hệ mới. |
Có khả năng sinh sản tạo ra thế hệ mới: sư tử con. |
→ Từ bảng so sánh trên có thể thấy sư tử có tất cả các dấu hiệu của sự sống còn xe thì không. Qua đó có thể kết luận rằng sư tử được xem là vật sống còn xe thì không.
Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn khác:
Câu hỏi 1 trang 16 Sinh học 10: Phân biệt cấp độ tổ chức và cấp độ tổ chức sống ....
Câu hỏi 3 trang 16 Sinh học 10: Tại sao tế bào được xem là cấp độ tổ chức sống cơ bản nhất? ....
Câu hỏi 4 trang 17 Sinh học 10: Các cấp độ tổ chức sống có mối quan hệ với nhau như thế nào? ....
Câu hỏi 5 trang 17 Sinh học 10: Thế nào là nguyên tắc thứ bậc? ....
Câu hỏi 7 trang 17 Sinh học 10: Nêu ví dụ về quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường ....
Câu hỏi 10 trang 18 Sinh học 10: Những đặc điểm khác biệt giữa các loài sinh vật là do đâu? ....
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Giải sgk Sinh học 10 Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST