Giải Sinh học 10 trang 66 Cánh diều

Với Giải Sinh học 10 trang 66 trong Bài 10: Sự chuyển hóa năng lượng và enzyme Sinh học lớp 10 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Sinh học 10 trang 66.

Báo cáo thực hành trang 65 Sinh học 10:

• Trả lời các câu hỏi sau:

- So sánh kết quả màu dung dịch trong các ống nghiệm.

- So sánh hoạt tính của amylase trong các ống nghiệm và giải thích.

- Độ pH tối ưu cho hoạt động xúc tác của amylase trong thí nghiệm trên là bao nhiêu?

Lời giải:

- So sánh kết quả màu dung dịch trong các ống nghiệm: Ống 2 có màu xanh tím đậm nhất, ống 1 có màu xanh tím nhạt hơn, ống 3 có màu xanh tím nhạt nhất.

- So sánh hoạt tính của amylase trong các ống nghiệm: Ống 3 có hoạt tính của enzyme mạnh nhất, ống 2 có hoạt tính của enzyme thấp nhất.

+ Ở ống 2, môi trường pH acid là môi trường pH khiến enzyme amylase bị biến tính (mất hoạt tính xúc tác) → Tinh bột không được phân giải → Khi nhỏ thuốc thử Lugol, lượng tinh bột này sẽ khiến dung dịch có màu xanh tím đậm nhất.

+ Ở ống 1, môi trường pH trung tính là môi trường khá thích hợp cho hoạt động xúc tác của amylase → Tinh bột được phân giải thành đường nhưng ít hơn ở ống 3 → Khi nhỏ thuốc thử Lugol, lượng tinh bột còn lại sẽ khiến dung dịch có màu xanh tím nhạt hơn ống 2 nhưng đậm hơn ống 3.

+ Ở ống 3, môi trường pH kiềm yếu là môi trường pH thích hợp cho hoạt động xúc tác của amylase → Lượng tinh bột được phân giải thành đường lớn → Khi nhỏ thuốc thử Lugol, lượng tinh bột còn lại ít sẽ khiến dung dịch có màu xanh tím nhạt nhất.

- Độ pH tối ưu cho hoạt động xúc tác của amylase trong thí nghiệm là 6,7 – 7,0.

• Báo cáo kết quả thí nghiệm theo gợi ý:

So sánh kết quả màu dung dịch trong các ống nghiệm

Trả lời:

BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

Tên thí nghiệm: Ảnh hưởng của độ pH đến hoạt tính của amylase

Tên nhóm:……………………………………………………………………………

1. Mục đích thí nghiệm:

- Thực hiện được thí nghiệm, quan sát và giải thích được sự ảnh hưởng của độ pH đến hoạt tính của amylase.

2. Chuẩn bị thí nghiệm:

- Hóa chất: dung dịch tinh bột 0,5%, dung dịch amylase, dung dịch HCl 0,1 N, dung dịch NaHCO3 1%, thuốc thử Lugol, nước cất.

- Dụng cụ: ống nghiệm, pipet nhựa (1 – 3 mL).

3. Các bước tiến hành:

- Bước 1: Lấy ba ống nghiệm và đánh số các ống nghiệm.

- Bước 2: Cho 1 mL dung dịch amylase vào mỗi ống nghiệm.

- Bước 3: Thêm 1 mL nước cất vào ống 1; 5 giọt dung dịch HCl 0,1 N vào ống 2 và 5 giọt dung dịch NaHCO3 1% vào ống 3 và lắc đều.

- Bước 4: Thêm 1 mL dung dịch tinh bột vào mỗi ống, lắc đều và để cố định trong 10 phút.

- Bước 5: Thêm vào mỗi ống 1 giọt thuốc thử Lugol.

- Bước 6: Quan sát sự thay đổi màu dung dịch trong các ống nghiệm.

4. Kết quả thí nghiệm và giải thích:

- Kết quả thí nghiệm: Ống 2 có màu xanh tím đậm nhất, ống 1 có màu xanh tím nhạt hơn, ống 3 có màu xanh tím nhạt nhất.

- Giải thích kết quả thí nghiệm:

+ Ở ống 2, môi trường pH acid là môi trường pH khiến enzyme amylase bị biến tính (mất hoạt tính xúc tác) → Tinh bột không được phân giải → Khi nhỏ thuốc thử Lugol, lượng tinh bột này sẽ khiến dung dịch có màu xanh tím đậm nhất.

+ Ở ống 1, môi trường pH trung tính là môi trường khá thích hợp cho hoạt động xúc tác của amylase → Tinh bột được phân giải thành đường nhưng ít hơn ở ống 3 → Khi nhỏ thuốc thử Lugol, lượng tinh bột còn lại sẽ khiến dung dịch có màu xanh tím nhạt hơn ống 2 nhưng đậm hơn ống 3.

+ Ở ống 3, môi trường pH kiềm yếu là môi trường pH thích hợp cho hoạt động xúc tác của amylase → Lượng tinh bột được phân giải thành đường lớn → Khi nhỏ thuốc thử Lugol, lượng tinh bột còn lại ít sẽ khiến dung dịch có màu xanh tím nhạt nhất.

5. Kết luận:

- Độ pH tối ưu cho hoạt động xúc tác của amylase trong thí nghiệm là 6,7 – 7,0.

Lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Bài 10: Sự chuyển hóa năng lượng và enzyme Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Cánh diều hay, ngắn gọn khác:


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác