Báo cáo kết quả thí nghiệm theo gợi ý
Câu hỏi 22 trang 37 Sinh học 10: Báo cáo kết quả thí nghiệm theo gợi ý:
Lời giải:
BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
Tên thí nghiệm: Nhận biết đường khử (phản ứng Benedict)
Tên nhóm:……………………………………………………………………………
1. Mục đích thí nghiệm:
- Nhận biết đường khử có trong các dung dịch bằng phản ứng Benedict.
2. Chuẩn bị thí nghiệm:
- Mẫu vật: dịch chiết quả tươi (cam, chuối chín,…).
- Hóa chất: dung dịch glucose 5%, dung dịch sucrose 5%, nước cất, thuốc thử Benedict (chứa Cu2+ trong môi trường kiềm).
- Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ, pipet nhựa (1 – 3 mL).
3. Các bước tiến hành:
- Bước 1: Lấy bốn ống nghiệm và đánh số các ống nghiệm.
- Bước 2: Cho 1 mL nước cất vào ống 1; 1 mL dịch chiết quả tươi vào ống 2; 1 mL dung dịch glucose 5% vào ống 3; 1 mL dung dịch sucrose 5% vào ống 4.
- Bước 3: Thêm 1 mL thuốc thử Benedict vào từng ống nghiệm và lắc đều.
- Bước 4: Kẹp đầu ống nghiệm bằng kẹp gỗ, đun sôi dung dịch trong mỗi ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn trong khoảng 2 – 3 phút.
- Bước 5: Quan sát sự thay đổi màu dung dịch trong các ống nghiệm.
4. Kết quả thí nghiệm và giải thích:
STT |
Kết quả |
Giải thích |
Ống 1 |
Không xuất hiện kết tủa đỏ gạch |
Ống 1 chứa nước cất, không chứa các loại đường khử nên không tạo ra phản ứng kết tủa với thuốc thử Benedict. |
Ống 2 |
Xuất hiện kết tủa đỏ gạch |
Ống 2 chứa dịch quả tươi, trong dịch quả tươi chứa nhiều loại đường trong đó có các đường khử như glucose. Trong môi trường kiềm và nhiệt độ cao, các loại đường khử sẽ khử Cu2+ (màu xanh dương) tạo thành Cu2O (kết tủa màu đỏ gạch). |
Ống 3 |
Xuất hiện kết tủa đỏ gạch |
Ống 3 chứa glucose, glucose là loại đường khử. Trong môi trường kiềm và nhiệt độ cao, glucose sẽ khử Cu2+ (màu xanh dương) tạo thành Cu2O (kết tủa màu đỏ gạch). |
Ống 4 |
Không xuất hiện kết tủa đỏ gạch |
Ống 4 chứa sucrose, sucrose không phải là loại đường khử nên không tạo ra phản ứng kết tủa với thuốc thử Benedict. |
5. Kết luận:
- Trong tế bào của các loại quả chín có chứa một số đường khử.
- Có thể nhận biết các loại đường khử bằng phản ứng tạo kết tủa đỏ gạch với thuốc thử Benedict.
Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:
Câu hỏi 3 trang 30 Sinh học 10: Vai trò của ribose, deoxyribose và glucose trong tế bào là gì? ....
Câu hỏi 4 trang 30 Sinh học 10: Thực phẩm nào chứa nhiều đường? ....
Câu hỏi 11 trang 32 Sinh học 10: Dựa vào hình 6.1, kể tên những thực phẩm giàu protein ....
Câu hỏi 12 trang 33 Sinh học 10: Phân biệt các bậc cấu trúc của phân tử hemoglobin ....
Câu hỏi 13 trang 33 Sinh học 10: Khi thực hiện chức năng, protein có cấu trúc bậc mấy? ....
Câu hỏi 16 trang 34 Sinh học 10: Nêu vai trò của nucleic acid ....
Câu hỏi 23 trang 37 Sinh học 10: Tinh bột có ở chuối chín hay chuối xanh? Giải thích ....
Câu hỏi 24 trang 37 Sinh học 10: Báo cáo kết quả thí nghiệm theo gợi ý ....
Câu hỏi 26 trang 37 Sinh học 10: Báo cáo kết quả thí nghiệm theo gợi ý ....
Câu hỏi 28 trang 38 Sinh học 10: Báo cáo kết quả thí nghiệm theo gợi ý ....
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Giải sgk Sinh học 10 Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Sinh học 10 Cánh diều
- Giải SBT Sinh học 10 Cánh diều
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều