Bạn Sơn gieo một con xúc xắc cân đối và bạn Bình gieo một đồng xu cân đối. Tính xác suất của các biến cố sau

Bài 8.13 trang 47 sách bài tập Toán 9 Tập 2: Bạn Sơn gieo một con xúc xắc cân đối và bạn Bình gieo một đồng xu cân đối. Tính xác suất của các biến cố sau:

• E: “Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là 6 và đồng xu xuất hiện mặt sấp”;

• F: “Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là số lẻ”; 

• G: “Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là số chẵn và đồng xu xuất hiện mặt sấp”;

• H: “Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là 5 hoặc đồng xu xuất hiện mặt ngửa”.

Lời giải:

Bảng kết quả có thể xảy ra:

Bạn Sơn gieo một con xúc xắc cân đối và bạn Bình gieo một đồng xu cân đối. Tính xác suất của các biến cố sau

Không gian mẫu Ω = {(S, 1); (S, 2); (S, 3); …; (N, 5); (N, 6)}.

Ta có n(Ω) = 12.

● Có 1 kết quả thuận lợi cho biến cố E là (S, 6).

Do đó, xác suất xảy ra của biến cố E là: PE=112

● Có 6 kết quả thuận lợi cho biến cố F là (S, 1); (S, 3); (S, 5); (N, 1); (N, 3); (N, 5).

Do đó, xác suất xảy ra của biến cố F là: PF=612=12

● Có 3 kết quả thuận lợi cho biến cố G là (S, 2); (S, 4); (S, 6).

Do đó, xác suất xảy ra của biến cố G là: PG=312=14

● Có 7 kết quả thuận lợi cho biến cố H là (N, 1); (N, 2); (N, 3); (N, 4); (N, 5); (N, 6); (S, 5).

Do đó, xác suất xảy ra của biến cố H là: PH=712

Lời giải SBT Toán 9 Bài tập cuối chương 8 hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Toán lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 Kết nối tri thức khác