Cho hai đường tròn (O; 17 cm) và (O’; 10 cm) cắt nhau tại A và B, Biết rằng OO’ = 21 cm

Bài 4 trang 102 SBT Toán 9 Tập 1: Cho hai đường tròn (O; 17 cm) và (O’; 10 cm) cắt nhau tại A và B. Biết rằng OO’ = 21 cm. Tính độ dài đoạn thẳng AB.

Lời giải:

Cho hai đường tròn (O; 17 cm) và (O’; 10 cm) cắt nhau tại A và B, Biết rằng OO’ = 21 cm

Gọi H là giao điểm của OO’ với AB (hình vẽ).

Ta có OA = OB (bán kính đường tròn tâm O) và O’A = O’B (bán kính đường tròn tâm O’)

Suy ra OO’là đường trung trực của đoạn thẳng AB.

Do đó OO’ ⊥ AB tại trung điểm H của AB.

Đặt OH = x(cm) thì O’H = OO’ – OH = 21 ‒ x(cm).

Xét ∆OAH vuông tại H, theo định lí Pythagore, ta có:

OA2 = AH2 + OH2, suy ra AH2 = OA2 ‒ OH2.

Xét ∆O’AH vuông tại H, theo định lí Pythagore, ta có:

O’A2 = AH2 + O’H2, suy ra AH2 = O’A2 ‒ O’H2.

Do đó OA2 ‒ OH2 = O’A2 ‒ O’H2

Suy ra: 172 ‒ x2 = 102 ‒ (21 ‒ x)2

289 – x2 = 100 – 441 + 42x – x2

42x = 630

x = 15 (cm).

Do đó AH2 = OA2 ‒ OH2 = 172 – x2 = 172 – 152 = 64.

Suy ra AH=64=8   cm.

Mà H là trung điểm của AB nên AB = 2AH = 2.8 = 16 cm.

Vậy AB = 16 cm.

Lời giải SBT Toán 9 Bài 1: Đường tròn. Vị trí tương đối của hai đường tròn hay khác:

Xem thêm các bài giải sách bài tập Toán lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 Cánh diều khác