Có ba lực cùng tác động vào một vật. Hai trong ba lực này hợp với nhau một góc 120°

Bài 3 trang 63 SBT Toán 12 Tập 1: Có ba lực cùng tác động vào một vật. Hai trong ba lực này hợp với nhau một góc 120° và có độ lớn lần lượt là 10 N và 8 N. Lực thứ ba vuông góc với mặt phẳng tạo bởi hai lực đã cho và có độ lớn 6 N. Tính độ lớn của hợp lực của ba lực trên.

Lời giải:

Có ba lực cùng tác động vào một vật. Hai trong ba lực này hợp với nhau một góc 120°

Gọi F1,F2,F3 lần lượt là ba lực tác động vào một vật đặt tại điểm O như Hình 2.

Ta có: F1=OA, F2=OB, F3=OC.

Độ lớn các lực: F1 = OA = 10 N, F2 = OB = 8 N, F3 = OC = 6 N.

Dựng hình bình hành OADB. Theo quy tắc hình bình hành, ta có: OD=OA+OB.

Suy ra OD2=OA+OB2=OA2+OB2+2OA.OB

OA.OB = OA.OB.cosOA,OB

⇒ OD2 = OA2 + OB2 + 2OA.OB.cos120°.

Dựng hình bình hành ODEC.

Tổng lực tác động vào vật là F=OE=OA+OB+OC.

Độ lớn của hợp lực tác động vào vật là F = OE.

OCOADB nên OC ⊥ OD, suy ra ODEC là hình chữ nhật.

Do đó, tam giác ODE vuông tại D.

Khi đó, OE2 = OC2 + OD2 = OC2 + OA2 + OB2 + 2OA.OB.cos120°.

Suy ra OE = OC2+OA2+OB2+2.OA.OBcos120°

                 = 62+102+82+2.10.8.cos120° ≈ 10,95.

Do đó, F = OE ≈ 10,95 N.

Lời giải SBT Toán 12 Bài 1: Vectơ và các phép toán trong không gian hay khác:

Xem thêm các bài giải sách bài tập Toán lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 Chân trời sáng tạo khác