Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình chữ nhật

Bài 20 trang 48 SBT Toán 12 Tập 2: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình chữ nhật và các điểm A(0; 0; 0), B(a; 0; 0), D(0; b; 0), S(0; 0; c) với a, b, c là các số dương (Hình 3).

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình chữ nhật

a) Tìm tọa độ của điểm C, trung điểm M của BC, trọng tâm G của tam giác SCD.

b) Lập phương trình mặt phẳng (SBD).

c) Tính khoảng cách từ điểm G đến mặt phẳng (SBD).

Lời giải:

a) Ta có AB = (a; 0; 0) và DC=AB, suy ra DC = (a; 0; 0).

Mà D(0; b; 0) nên C(a; b; 0).

Trung điểm M của BC có tọa độ là: a+a2;0+b2;0+02=a;b2;0.

Có D(0; b; 0), S(0; 0; c), C(a; b; 0) nên tọa độ trọng tâm G(x; y; z) của tam giác SCD là: x=0+0+a3=a3y=b+0+b3=2b3c=0+c+03=c3

Vậy Ga3;2b3;c3.

b) Ta có: D(0; b; 0), S(0; 0; c), B(a; 0; 0) nên phương trình mặt phẳng (SBD) là:

xa+yb+zc=1xa+yb+zc1=0

c) Khoảng cách từ điểm G đến mặt phẳng (SBD) là:

h=a3a+2b3b+c3c11a2+1b2+1c2=abc3.a2b2+b2c2+c2a2

Lời giải SBT Toán 12 Bài 1: Phương trình mặt phẳng hay khác:

Xem thêm các bài giải sách bài tập Toán lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 Cánh diều khác