Một số dân tộc ở miền núi thường có tập quán đốt rừng làm nương rẫy

Câu 80 trang 97 sách bài tập Sinh học 12: Một số dân tộc ở miền núi thường có tập quán đốt rừng làm nương rẫy để lấy đất trồng cây lương thực, tuy nhiên họ chỉ canh tác được vài năm rồi phải chuyển đi nơi khác do đất bị thoái hóa, năng suất cây trồng giảm mạnh.

a) Đề xuất ba nguyên nhân giải thích vì sao sau khi đốt rừng làm nương, đất nhanh chóng bị thoái hóa, cạn kiệt chất dinh dưỡng.

b) Hãy cho biết bà con nông dân phải làm gì để có thể trồng cây lương thực một cách lâu dài mà không phải chuyển đi nơi khác. Giải thích.

Lời giải:

a) Ba nguyên nhân giải thích vì sao sau khi đốt rừng làm nương, đất nhanh chóng bị thoái hóa, cạn kiệt chất dinh dưỡng:

- Chặt đốt rừng làm nương rẫy: Việc chặt phá rừng làm mất lớp bao phủ bề mặt khiến đất bị rửa trôi, xói mòn nhanh chóng.

- Trồng độc canh: Cho dù đất phù sa phì nhiêu màu mỡ, sau một thời gian canh tác độc canh sẽ dẫn đến đất bị thoái hóa theo con đường bạc màu hóa hoặc (đất chua, mất chất hữu cơ, mất kết cấu đất, kiệt quệ chất dinh dưỡng), làm giảm khả năng sản xuất, năng suất cây trồng thấp và bấp bênh.

- Lạm dụng phân bón hóa học: Việc sử dụng quá nhiều phân bón hóa học, lúc này đất bị tồn dư chất hóa học cây trồng chưa hấp thu kịp, lượng chất dư thừa làm cho đất bị acid hóa, dẫn đến tình trạng đất bị chua, đất trồng bị ngộ độc dẫn đến tình trạng cây trồng phát triển còi cọc, năng suất kém.

b) Biện pháp để có thể trồng cây lương thực một cách lâu dài mà không phải chuyển đi nơi khác:

- Bảo vệ và trồng rừng: Tăng mật độ cây xanh, trồng rừng và bảo vệ rừng để làm tăng nguồn nước ngầm, chống xói mòn; tránh trực di các chất dinh dưỡng trong đất và bảo vệ cấu trúc đất.

- Tưới tiêu hợp lí: Nhằm đảm bảo sử dụng được lượng nước hữu hiệu cho cây, vừa giữ ẩm cho đất, tránh được sự thất thoát nước trên bề mặt, cũng như xói mòn và rửa trôi đất khi tưới.

- Luân canh cây trồng: Bằng việc trồng luân canh với các loại cây có khả năng cung cấp lại dinh dưỡng cho đất sẽ giúp bảo vệ đất trồng khỏi bị thoái hóa và bổ sung lại các dinh dưỡng trong đất bị mất đi do cây trồng hấp thu qua quá trình canh tác.

- Bổ sung các chất hữu cơ cho đất: Bón phân hữu cơ một phần giúp cung cấp dinh dưỡng lại cho đất một phần cải thiện cấu trúc đất, làm cho môi trường đất trở nên khỏe mạnh, giúp bổ sung các vi sinh vật cho đất làm cho cây trồng có thể phát triển tốt.

Lời giải SBT Sinh 12 Chương 7: Sinh thái học quần xã hay khác:

Xem thêm các bài giải sách bài tập Sinh học lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 Kết nối tri thức khác