Sự cách li sinh sản có thể được hình thành như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ

Câu 33 trang 41 sách bài tập Sinh học 12: Sự cách li sinh sản có thể được hình thành như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ.

Lời giải:

- Sự hình thành cách li sinh sản: Vốn gene của các quần thể bị phân hóa do cách li địa lí, đột biến, lai xa và đa bội hoặc cách li sinh thái,… Theo thời gian, dưới tác động của các nhân tố tiến hóa, sự khác biệt về vốn gene càng nhiều và càng được duy trì lâu dài thì có thể xuất hiện các trở ngại sinh học ngăn cản quá trình thụ tinh hoặc ngăn cản quá trình tạo con lai hữu thụ (cách li sinh sản).

- Ví dụ:

+ Những cá thể từ quần thể của loài chim sẻ Geospiza fortis di cư ra các đảo thuộc quần đảo Galapagós. Theo thời gian, các nhóm cá thể của quần thể ban đầu bị cách li ở các khu phân bố chịu tác động khác nhau bởi các nhân tố tiến hóa như đột biến, chọn lọc tự nhiên, dòng gene,... dẫn tới sự khác nhau về cấu trúc di truyền và thích nghi theo các hướng khác nhau. Cuối cùng, cách li sinh sản xảy ra ở các nhóm cá thể này và hình thành nhiều loài chim sẻ: G. scandens, G. magnirostris,...

+ Một loài côn trùng luôn sinh sống trên loài cây A. Sau đó, do quần thể phát triển mạnh, một số côn trùng phát tán sang sinh sống ở loài cây B (do chúng có các gene đột biến giúp khai thác được nguồn thức ăn từ loài cây B) trong cùng khu vực địa lí. Các cá thể di cư đó sinh sản, hình thành nên quần thể mới và những cá thể này thường xuyên giao phối với nhau hơn là giao phối với các cá thể của quần thể gốc (sống ở loài cây A). Lâu dần, các nhân tố tiến hóa tác động làm phân hóa vốn gene của hai quần thể. Đến một lúc nào đó, nếu sự khác biệt về vốn gene làm xuất hiện sự cách li sinh sản thì loài mới hình thành.

+ Loài lúa mì (Triticum monococcum) (kiểu gene AA, 2n = 14) đem lai xa với lúa mì hoang dại (Triticum speltoides) (kiểu gene BB, 2n = 14) được con lai (kiểu gene AB, 2n = 14) nhưng bất thụ. Sau đó, xuất hiện đa bội hóa bộ nhiễm sắc thể của giống lai tạo thành lúa mì (Triticum turgidum) (kiểu gene AABB, 4n = 28). Loài lúa mì tứ bội này lai với cỏ dại (Triticum tauschi) (kiểu gene DD, 2n = 14) được con lai có kiểu gene ABD, 3n = 21, bất thụ. Dạng con lai tam bội này được đa bội hóa tạo thành loài lúa mì hiện nay (Triticum aestivum) có kiểu gene AABBDD, 6n = 42.

Lời giải SBT Sinh 12 Chương 5: Bằng chứng và các học thuyết tiến hoá hay khác:

Xem thêm các bài giải sách bài tập Sinh học lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 Kết nối tri thức khác