Năm 1990, Mary Power đã thử nghiệm ở sông Eel thuộc miền bắc California. Hai lô thí nghiệm được thiết lập
Câu 24.13 trang 145 sách bài tập Sinh học 12: Năm 1990, Mary Power đã thử nghiệm ở sông Eel thuộc miền bắc California. Hai lô thí nghiệm được thiết lập, trong đó một lô có nhốt cá hồi đầu thép trong lồng với mật độ tương tự ở bên ngoài lồng; và một lô khác không nhốt cá hồi đầu thép trong lồng. Kích thước mắt lưới của những chiếc lồng này ngăn cản sự di chuyển của những con cá hồi đầu thép nhưng cho phép sự di chuyển tự do của côn trùng thủy sinh và cá non. Các điều kiện thí nghiệm khác ở hai lô thí nghiệm là như nhau. Kết quả nghiên cứu (số liệu trung bình về sinh khối tươi của tảo xanh và vi khuẩn lam, côn trùng thuỷ sinh, cá non trong lồng) được trình bày ở đồ thị Hình 24.3. Biết rằng vi khuẩn lam và tảo xanh là thức ăn của côn trùng thủy sinh, côn trùng thủy sinh là thức ăn của cá non, cá hồi đầu thép ăn cá non.
a) Cho biết sinh vật sản xuất trong quần xã trên là loài nào. Nêu vai trò của sinh vật sản xuất.
b) Xác định vai trò của cá hồi đầu thép trong quần xã trên.
Lời giải:
a)
- Sinh vật sản xuất trong quần xã trên là loài tảo xanh và vi khuẩn lam.
- Sinh vật sản xuất đóng một vai trò cực kì quan trọng trong quần xã: cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho các sinh vật khác.
b)
- Cá hồi đầu thép ăn nhiều cá non, dẫn đến sự có mặt của cá hồi đầu thép làm cho cá non hầu như không xuất hiện trong lồng so với điều kiện không có cá hồi đầu thép (30 đơn vị). Mật độ thấp hơn của cá non đã làm giảm khả năng tiêu thụ côn trùng thủy sinh, do đó trong điều kiện có cá hồi đầu thép thì mật độ côn trùng thủy sinh cao (30 đơn vị) so với điều kiện không có cá hồi đầu thép (4 - 5 đơn vị). Mật độ cao hơn của côn trùng thủy sinh làm tăng áp lực kiếm ăn đối với tảo xanh và vi khuẩn lam, do đó trong điều kiện có cá hồi đầu thép thì sinh khối tảo và vi khuẩn lam luôn ở mức thấp (50 - 90 đơn vị khối lượng/đơn vị diện tích) so với điều kiện không có cá hồi đầu thép là 200 mg/cm2 sinh khối tảo xanh và 900 g/m2 sinh khối vi khuẩn lam.
- Cá hồi đầu thép và cá lớn đóng vai trò là loài chủ chốt trong mạng lưới thức ăn ở sông Eel.
Lời giải SBT Sinh 12 Bài 24: Thực hành: Tìm hiểu một số đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật trong tự nhiên hay khác:
Xem thêm các bài giải sách bài tập Sinh học lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải sgk Sinh học 12 Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Sinh học 12 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST