Một người nông dân muốn xây dựng trang trại chăn nuôi tại vùng đồng bằng, ông đã tiến hành khảo sát
Câu 20.12 trang 114 sách bài tập Sinh học 12: Một người nông dân muốn xây dựng trang trại chăn nuôi tại vùng đồng bằng, ông đã tiến hành khảo sát và thu thập số liệu về nhiệt độ cao nhất và thấp nhất theo tháng ở vùng này cũng như giới hạn sinh thái về nhiệt độ của một số giống vật nuôi. Kết quả khảo sát về nhiệt độ của vùng được minh họa trong biểu đồ Hình 20.1, còn số liệu trong bảng là giới hạn sinh thái về nhiệt độ của bốn giống vật nuôi. Thời gian sinh trưởng từ khi bắt đầu nuôi trong môi trường tự nhiên đến khi xuất chuồng của các giống vật nuôi A, B, C và D tối thiểu là 160 ngày. Giả sử các điều kiện sinh thái khác của môi trường không ảnh hưởng đến sức sống của các giống vật nuôi đang nghiên cứu.
Mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai về sự sinh trưởng của các giống vật nuôi khi được chăn thả ở vùng này?
a) Nếu người nông dân nuôi giống A ở vùng này sẽ không đạt được năng suất mong muốn.
b) Để đạt năng suất chăn nuôi tốt nhất và lợi nhuận kinh tế cao, người nông dân này nên chọn giống C để chăn nuôi.
c) Nếu muốn nuôi giống D, người nông dân này phải bắt đầu nuôi từ tháng 3.
d) Giống B chỉ có thể sinh trưởng ở vùng này vào các tháng 3, 4, 10 và 11, không đủ 160 ngày để xuất chuồng nên giống này không đáp ứng được năng suất kinh tế.
Lời giải:
Đáp án đúng là: a - Đ; b - Đ; c - S; d - Đ.
Thời gian sinh trưởng từ khi bắt đầu nuôi trong môi trường tự nhiên đến khi xuất chuồng của các giống vật nuôi A, B, C và D tối thiểu là 160 ngày → Thời gian sống phải kéo dài ít nhất 6 tháng. Do đó:
a) Đúng. Giống A có giới hạn nhiệt độ từ 12 – 32oC mà ở vùng này không có khoảng thời gian 6 tháng liên tiếp nào có nhiệt độ môi trường trong khoảng từ 12 – 32oC. Do đó, loài A không thích hợp để nuôi trong vùng này.
b) Đúng. Giống C có giới hạn nhiệt độ từ 14 – 40oC nên có thể nuôi loài C trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 11 mà vẫn đảm bảo năng suất và lợi nhuận kinh tế. Trong khi, các giống còn lại đều không thích hợp để nuôi ở vùng này.
c) Sai. Giống D có giới hạn nhiệt độ từ 5 – 25oC nên khi nuôi từ tháng 2 thì đến tháng 5 (sau 3 tháng) thì các cá thể giống D có thể bị chết khi nhiệt độ môi trường lên đến 27,5oC, đến tháng 6 và tháng 7 thì gần như toàn bộ các cá thể giống D đều bị chết, khi nhiệt độ môi trường thấp nhất hầu như là trên 26oC.
d) Đúng. Giống B có giới hạn nhiệt độ từ 8 – 26oC mà ở vùng này không có khoảng thời gian 6 tháng liên tiếp nào có nhiệt độ môi trường trong khoảng từ 8 – 26oC. Do đó, loài B không thích hợp để nuôi trong vùng này.
Lời giải SBT Sinh 12 Bài 20: Môi trường và các nhân tố sinh thái hay khác:
Câu 20.1 trang 112 sách bài tập Sinh học 12: Nhân tố nào sau đây là nhân tố sinh thái vô sinh? ....
Câu 20.4 trang 112 sách bài tập Sinh học 12: Nhóm nào sau đây gồm những loài thực vật ưa bóng? ....
Xem thêm các bài giải sách bài tập Sinh học lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải sgk Sinh học 12 Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Sinh học 12 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST