Màu sắc trên thân động vật có những ý nghĩa sinh học gì? Lấy ví dụ

Câu 17.37 trang 100 sách bài tập Sinh học 12: Màu sắc trên thân động vật có những ý nghĩa sinh học gì? Lấy ví dụ.

Lời giải:

Ý nghĩa màu sắc trên thân động vật:

- Nhận biết đồng loại: Ởnhững loài có tập tính sống bầy đàn, có màu sắc đàn như các vạch, các xoang, các chấm màu đa dạng.

- Màu sắc bảo vệ: màu sắc phù hợp với môi trường, giúp sinh vật lẫn trốn kẻ thù hay ẩn nấp trong môi trường tốt hơn. Ví dụ: Các loài sâu ăn lá cây thường có màu xanh; rắn lục sống trên cây nên có màu xanh lục.

- Màu sắc báo hiệu: màu sắc nổi bật, có tuyến độc, có mùi hôi. Các loài sinh vật có tuyến độc hay có mùi hôi thường có màu sắc nổi bật trên nền môi trường. Ví dụ: Các loài ếch có độc hoặc rắn độc thường có màu sắc nổi bật như vàng, đỏ. Ong vò vẽ có màu nâu đỏ báo hiệu cơ thể chúng có nọc độc.

- Màu sắc giả trang hay bắt chước: Một số loài tuy không có nọc độc và tuyến hôi nhưng lại có màu sắc nổi bật giống như những loài có nọc độc và tuyến hôi.

Lời giải SBT Sinh 12 Bài 17: Thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại hay khác:

Xem thêm các bài giải sách bài tập Sinh học lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 Chân trời sáng tạo khác