Phần thân của thỏ himalaya có bộ lông trắng muốt, những phần đầu mút của cơ thể (bàn chân, tai, đuôi và mõm
Câu 1 trang 67 sách bài tập Sinh học 12: Phần thân của thỏ himalaya có bộ lông trắng muốt, những phần đầu mút của cơ thể (bàn chân, tai, đuôi và mõm) lại có màu đen hoặc màu chocolate. Sự khác biệt về màu sắc lông giữa phần thân và những phần đầu mút của cơ thể thỏ himalaya là do các tế bào ở những phần đầu mút của cơ thể có khả năng tổng hợp sắc tố làm cho lông có màu, còn các tế bào ở phần thân không có khả năng này.
a) Các nhà khoa học cho rằng màu lông ở thỏ himalaya là do nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng đến sự biểu hiện gene. Em hãy đề xuất thí nghiệm chứng minh cho giả thuyết này.
b) Mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai về sự biểu hiện màu lông ở thỏ himalaya?
(1) Các tế bào ở vùng thân có nhiệt độ cao hơn các tế bào ở những phần đầu mút cơ thể nên các gene quy định tổng hợp sắc tố melanin không được biểu hiện, do đó lông có màu trắng.
(2) Chân thỏ tiếp xúc nhiều với đất có nhiệt độ thấp nên lông ở chân có màu đen.
(3) Các tế bào ở phần thân có nhiệt độ cao hơn đã gây đột biến gene mã hóa enzyme tham gia chuyển hóa melanin, enzyme không được tổng hợp dẫn đến lông ở phần thân có màu trắng.
(4) Sự biểu hiện màu lông ở thỏ himalaya là do các tế bào ở những phần khác nhau trong cơ thể có hệ gene khác nhau.
Lời giải:
a) Thí nghiệm:
- Cạo một phần lông ở lưng thỏ, sau đó, buộc vào vị trí lưng đã được cạo lông một túi chứa nước đá cho đến khi lông được mọc lại.
- Quan sát màu sắc của phần lông đã mọc lại.
→ Nếu phần lông mọc lại có màu đen chứng tỏ giả thuyết đúng, nếu phần lông mọc lại vẫn có màu trắng chứng tỏ giả thuyết sai.
b) (1)-Đ; (2)-S; (3)-S; (4)-S.
(1) Đúng. Các tế bào ở vùng thân có nhiệt độ cao hơn các tế bào ở những phần đầu mút cơ thể nên các gene quy định tổng hợp sắc tố melanin không được biểu hiện, do đó lông có màu trắng.
(2) Sai. Màu lông ở thỏ himalaya là do nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng đến sự biểu hiện gene không phải nhiệt độ của đất.
(3) Sai. Đây là hiện tượng thường biến (sự biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gene dưới ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện môi trường), không liên quan đến đột biến gene.
(4) Sai. Sự biểu hiện màu lông ở thỏ himalaya là do gene có sự biểu hiện khác nhau trong các điều kiện môi trường khác nhau, còn các tế bào sinh dưỡng trong cùng một cơ thể có hệ gene giống nhau.
Lời giải SBT Sinh 12 Ôn tập Chương 2 hay khác:
Xem thêm các bài giải sách bài tập Sinh học lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
SBT Sinh học 12 Bài 12: Thành tựu chọn, tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính
SBT Sinh học 12 Bài 16: Quan niệm của Darwin về chọn lọc tự nhiên và hình thành loài
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải sgk Sinh học 12 Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Sinh học 12 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST