Trong môi trường nước, cường độ ánh sáng yếu là nguyên nhân dẫn đến sự kém phân hóa về các đặc điểm giải phẫu

Câu 1 trang 127 sách bài tập Sinh học 12: Trong môi trường nước, cường độ ánh sáng yếu là nguyên nhân dẫn đến sự kém phân hóa về các đặc điểm giải phẫu của lá cây sống chìm trong nước (lá không có mô giậu hay mô giậu gồm một lớp tế bào rất ngắn, diệp lục có trong lớp tế bào biểu bì nhờ đó tăng cường khả năng hấp thụ ánh sáng). Bên cạnh đó, màu sắc của thực vật cũng thay đổi theo sự phân bố của ánh sáng, hiện tượng này được quan sát rõ ở sự phân bố của các loài tảo đỏ, tảo lục và tảo nâu. Trong môi trường nước, sự phân bố của các nhóm tảo từ tầng mặt nước xuống tầng nước sâu theo thứ tự như thế nào? Giải thích nguyên nhân của sự phân bố này.

Lời giải:

- Trong môi trường nước, sự phân bố của các nhóm tảo từ mặt nước xuống lớp nước sâu theo thứ tự là tảo lục, tảo nâu, tảo đỏ.

- Nguyên nhân là do sự phân bố ánh sáng trong môi trường nước, ánh sáng cung cấp cho quá trình quang hợp nằm trong phổ ánh sáng nhìn thấy, ánh sáng có bước sóng càng ngắn thì mức năng lượng càng cao và có khả năng xuyên sâu qua các tầng nước; ngược lại, ánh sáng có bước sóng càng dài thì mức năng lượng càng thấp nên không có khả năng xuyên sâu. Tảo lục có sắc tố chorophyll a có khả năng hấp thụ ánh sáng đỏ (bước sóng dài nhất) nên phân bố ở tầng mặt, tảo nâu có sắc tố fucoxanthin nên có thể hấp thụ ánh sáng xanh lam và xanh lục nên chúng phân bố ở tầng giữa, tảo đỏ có sắc tố phycobilin có thể hấp thụ ánh sáng xanh tím (bước sóng ngắn) nên tảo đỏ phân bố ở tầng nước sâu.

Lời giải SBT Sinh 12 Ôn tập Chương 6 hay khác:

Xem thêm các bài giải sách bài tập Sinh học lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 Chân trời sáng tạo khác