Hãy nêu ví dụ về quần thể tự thụ phấn, quần thể ngẫu phối, quần thể giao phối gần

Câu 4.21 trang 38 sách bài tập Sinh học 12: a) Hãy nêu ví dụ về quần thể tự thụ phấn, quần thể ngẫu phối, quần thể giao phối gần, quần thể giao phối có lựa chọn trong tự nhiên.

b) Tại sao hình thức sinh sản của loài và mức ngẫu nhiên của sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái trong thụ tinh có thể ảnh hưởng đến cấu trúc di truyền của quần thể?

Lời giải:

a) Ví dụ:

- Quần thể tự thụ phấn: quần thể lúa nước, quần thể loài đậu hà lan.

- Quần thể ngẫu phối: quần thể các loài côn trùng (muỗi, bướm,...), quần thể thực vật thụ phấn nhờ gió (ngô, phi lao, cây trinh nữ,...).

- Quần thể giao phối gần: quần thể ngựa vằn, đàn trâu,...

- Quần thể giao phối có lựa chọn (về một số tính trạng nhất định, như chiều cao, màu đa, màu tóc,...): quần thể người ở một khu vực nào đó.

b) Hình thức sinh sản của loài:

- Sinh sản hữu tính - có sự kết hợp giao tử đực, cái tạo ra cá thể thế hệ con, liên quan đến giảm phân và thụ tinh. Sinh sản hữu tính có sự kết hợp các allele từ các cá thể khác nhau trong quần thể → tần số allele xác định tần số kiểu gene, tạo nên các tổ hợp kiểu gene khác nhau → quyết định cấu trúc di truyền của quần thể. Ngẫu phối → quần thể đạt trạng thái cân bằng; Tự phối và giao phối gần → giảm tần số kiểu gene dị hợp tử, tăng tần số kiểu gene đồng hợp tử.

- Sinh sản vô tính - không có sự kết hợp giao tử đực và giao tử cái tạo ra thế hệ, chỉ liên quan đến nguyên phân. Nếu không có các nhân tố khác ảnh hưởng, tần số kiểu gene và tần số allele không thay đổi qua các thế hệ.

Lời giải SBT Sinh 12 Chủ đề 4: Di truyền học quần thể và di truyền học người hay khác:

Xem thêm các bài giải sách bài tập Sinh học lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 Cánh diều khác