Việc so sánh, mở rộng, liên hệ được vận dụng như thế nào trong đoạn trích trên?

Câu 6 trang 27 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Việc so sánh, mở rộng, liên hệ được vận dụng như thế nào trong đoạn trích trên? Trong văn bản nghị luận văn học nói chung, việc so sánh, mở rộng, liên hệ có tác dụng gì?

Trả lời:

- Trong đoạn trích, việc so sánh thể hiện ở chỗ tác giả đã chỉ ra sự khác biệt của thiên nhiên trong Kiều ở lầu Ngưng Bích (đoạn 2) với thiên nhiên mang tính ước lệ truyền thống trong các câu thơ khác của Nguyễn Du trong Truyện Kiều (đoạn 1).

- Việc mở rộng, liên hệ được thể hiện trong đoạn 2 khi tác giả trích dẫn các câu thơ khác cũng gợi tả thiên nhiên một cách chân thực, sinh động. Sự tương đồng này là cơ sở để tác giả đi sâu phân tích ý nghĩa của các hình ảnh thiên nhiên trong đoạn 3.

Nói chung, việc so sánh, mở rộng, liên hệ rất quan trọng trong văn bản nghị luận văn học. Một mặt, nó giúp soi tỏ, làm nổi bật vấn đề nghị luận; mặt khác, lại chứng tỏ người viết có kiến thức phong phú. Tuy nhiên, cần lưu ý: so sánh, mở rộng, liên hệ chủ yếu làm nổi bật vẻ đẹp và sức hấp dẫn của tác phẩm, không nên viết lan man, phô trương kiến thức, khiến bài viết tản mạn, thiếu trọng tâm.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài tập 5 trang 26 hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 9 Kết nối tri thức khác