Vả chăng, ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày

Câu 5 trang 5 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Vả chăng, ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.

Hãy cho biết câu văn trên nhắc đến điển tích, điển cố nào và việc sử dụng điển tích, điển cố đó có tác dụng gì.

Trả lời:

Câu “Vả chăng, ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày” có nhắc đến điển tích “ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam”. Ngựa Hồ là ngựa ở đất Hồ - phương bắc (Trung Quốc). Ngựa Hồ tuy về trung nguyên, là nơi tương đối ấm áp nhưng vẫn nhớ đến đất Hồ lạnh giá mỗi độ đông về. Vì thế, mỗi khi có gió bắc thổi đến, tuyết rơi lả tả, dù ở nơi đâu, ngựa Hồ vẫn hí lên. Chim Việt là loài chim sinh ở đất Việt - phương nam (phía nam của Trung Quốc). Dù ở đâu, chim Việt cũng luôn nhớ khí hậu ấm áp ở phương nam nên thường tìm cành cây phía nam để đậu. Như vậy, ở đây, nàng Vũ Nương dùng điển tích “ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam” để bày tỏ: mặc dù ở nơi cung nước, có cuộc sống đủ đây, sung sướng, nàng vẫn luôn nhớ nhà, nhớ quê.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài tập 3 trang 5 hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 9 Kết nối tri thức khác