Trong tuỳ bút Lòng yêu nước, nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua (Ilya Ehrenburg) đã viết

Câu 5 trang 27 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Trong tuỳ bút Lòng yêu nước, nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua (Ilya Ehrenburg) đã viết: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga (Volga), con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.” (dẫn theo Ngữ văn 6, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 2011, tr. 107). Cách nhìn nhận đó của nhà văn Nga giúp em hiểu thêm gì về mạch cảm xúc của bài thơ Tình sông núi? Hãy viết đoạn văn (có độ dài tuỳ chọn) để trả lời câu hỏi này.

Trả lời:

Tham khảo:

          Tình cảm đối với đất nước, Tổ quốc không phải là thứ tình cảm chung chung, được phô diễn qua những lời to tát hướng tới những đối tượng cũng to tát nhưng trừu tượng. Nó cần phải được bắt mạch vào chính cuộc sống thực, biểu hiện qua tình cảm và thái độ gắn bó máu thịt với tất cả những gì quen thuộc quanh ta, từ con người đến cảnh sắc dù có thể rất bình dị, đơn sơ. Chính điều đó sẽ dẫn con người đến với những tình cảm rộng lớn và ý thức công dân cao cả. Trong thơ, việc các tác giả biểu hiện tình yêu đất nước, Tổ quốc qua tình yêu đối với một miền đất cụ thể luôn tạo được ấn tượng thẩm mĩ tích cực về sự chân thật, sâu sắc của cảm xúc.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài tập 4 trang 27 hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 9 Kết nối tri thức khác