SBT Ngữ Văn 9 Kết nối tri thức Bài tập 2 trang 28

Bài tập 2 trang 28 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Chọn thảo luận trong nhóm học tập về một trong các vấn đề sau:

- Xu hướng muốn tự do thể hiện cá tính trong giới trẻ.

- Thói quen đổ lỗi cho hoàn cảnh.

- Xác lập quan niệm về lối sống đẹp.

- Ý nghĩa của sự đồng cảm và chia sẻ.

Trả lời:

Cuộc sống vốn rất đa dạng, phong phú, mỗi người có thể quan tâm đến những vấn đề đời sống khác nhau. Khi đang ở độ tuổi hình thành và bồi đắp những giá trị sống, em có thể quan tâm đến các vấn đề phù hợp với lứa tuổi của mình.

Em xem lại phần hướng dẫn thảo luận trong SGK (tr. 108 – 110), lựa chọn một vấn đề trong gợi ý của đề bài để tiến hành thảo luận.

Ví dụ, nếu thảo luận về thói quen đổ lỗi cho hoàn cảnh, em có thể tham khảo các câu hỏi gợi ý sau để chuẩn bị ý kiến tham gia thảo luận:

- Hoàn cảnh là gì? Thế nào là đổ lỗi cho hoàn cảnh?

(Hoàn cảnh là những nhân tố khách quan tác động đến con người hoặc sự vật, hiện tượng. Đổ lỗi cho hoàn cảnh là viện cớ lí do khách quan để chối bỏ trách nhiệm của mình.)

- Vì sao tồn tại thói quen đổ lỗi cho hoàn cảnh? Biểu hiện của nó là gì?

(Lí do khách quan: do con người sống trong một hoàn cảnh cụ thể và chịu sự tác động của hoàn cảnh đó; lí do chủ quan: do con người thiếu năng lực, ý chí, quyết tâm hành động.)

- Thói quen đổ lỗi cho hoàn cảnh có tác hại như thế nào?

(Với cá nhân: khiến con người thiếu ý chí, nghị lực, quyết tâm, từ đó trở thành người vô trách nhiệm, tự giới hạn năng lực của bản thân, tự hạn chế cơ hội phát triển và hoàn thiện bản thân; với tập thể: khiến công việc đình trệ, ảnh hưởng đến nhiều người.)

- Làm thế nào để khắc phục tâm lí đổ lỗi cho hoàn cảnh?

(Nâng cao ý thức chủ động, tích cực thích nghi và cải tạo hoàn cảnh; rèn luyện ý chí, nghị lực vươn lên,...)

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài 4: Khám phá vẻ đẹp văn chương hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 9 Kết nối tri thức khác