Xác định phương tiện liên kết giữa các vế trong các câu ghép dưới đây. Nêu tác dụng của việc lựa chọn phương tiện liên kết này
Câu 5 trang 9 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Xác định phương tiện liên kết giữa các vế trong các câu ghép dưới đây. Nêu tác dụng của việc lựa chọn phương tiện liên kết này.
a. Các quốc gia giàu nhất chịu trách nhiệm nhiều nhất về khủng hoảng khí hậu, nhưng các quốc gia nghèo nhất, các dân tộc, cộng đồng dễ bị tổn hại lại phải nhận những tác động trước nhất và tồi tệ nhất.
(An-tô-ni-ô Gu-tê-rét, Bài phát biểu của
Tổng Thư kí Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu)
b. Nhưng dù cho tai hoạ có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích.
(G.G. Mác-két, Đấu tranh cho một thế giới hoà bình)
c. Tuy vầng trăngđầy đặn, nhưng bầu trời vẫn bị lớp mây mỏng che phủ, cho nên không được sáng tỏ cho lắm.
(Chu Tự Thanh, Trăng sáng trên đầm sen)
Trả lời:
a. Phương tiện liên kết giữa các vế trong câu ghép là kết từ “nhưng”. Tác dụng: Biểu thị quan hệ tương phản. Điều sắp nêu ra ở vế sau (các quốc gia nghèo nhất, các dân tộc, cộng đồng dễ bị tổn hại lại phải nhận những tác động trước nhất và tồi tệ nhất) tương phản với điều được gợi ra ở vế trước (Các quốc gia giàu nhất chịu trách nhiệm nhiều nhất về khủng hoảng khí hậu).
b. Phương tiện liên kết giữa các vế trong câu ghép là cặp kết từ “dù cho thì ...” biểu thị quan hệ giả thiết – kết quả. Vế câu biểu thị nội dung giả thiết là “tai hoạ có xảy ra”, vế câu biểu thị nội dung kết quả là “sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích”.
c. Phương tiện liên kết giữa các vế trong câu ghép:
- Cặp kết từ “tuy ... nhưng ...”: Biểu thị quan hệ tương phản.
- Kết từ “cho nên” (có thể xem là cặp kết từ “vì ... nên” đã bị lược bớt kết từ “vì”): Biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả (vì) bầu trời vẫn bị lớp mây mỏng che phủ, cho nên không được sáng tỏ cho lắm).
Lưu ý: Đây là loại câu ghép có nhiều tầng bậc. Cấu trúc của câu ghép này có thể được mô hình hoá như sau: Tuy A nhưng B (B có cấu tạo: (Vì) B1, cho nên B2).
A: vầng trăng đầy đặn
B: bầu trời vẫn bị lớp mây mỏng che phủ, cho nên không được sáng tỏ cho lắm.
B1: bầu trời vẫn bị lớp mây mỏng che phủ
B2: không được sáng tỏ cho lắm (CN trong cụm chủ ngữ – vị ngữ này bị rút gọn)
Tuy vầng trăng (CN 1) / đầy đặn (VN 1), nhưng (vì) bầu trời (CN 2) / vẫn bị lớp mây mỏng che phủ (VN 2), cho nên không được sáng tỏ cho lắm (VN3).
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài 6 Tiếng Việt trang 8, 9 hay khác:
- Câu 1 trang 8 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Trong thực tế giao tiếp, trường hợp nào cần lựa chọn câu đơn, trường hợp nào cần lựa chọn câu ghép?
- Câu 2 trang 8 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Dựa vào phương tiện nối giữa các vế, có thể chia câu ghép thành những loại nào? Với mỗi loại câu ghép, hãy cho một ví dụ minh hoạ.
- Câu 3 trang 8 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
- Câu 4 trang 8 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Cho đoạn trích sau:
Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
SBT Ngữ Văn 9 Bài 7: Hành trình khám phá sự thật (Truyện trinh thám)
SBT Ngữ Văn 9 Bài 8: Những cung bậc tình cảm (Thơ song thất lục bát)
SBT Ngữ Văn 9 Bài 9: Những bài học từ trải nghiệm đau thương (Kịch - bi kịch)
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST