Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới.Người tướng già nói

Câu 2 trang 59 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới.

Người tướng già nói:

- Vương tử đùng lắng đẳng vì tôi nữa. Đi mà đuổi Toa Đô không nó chạy mất.

Hoài Văn nói:

– Ta nhờ ông dạy dỗ nên mới có ngày nay, lại chính nhờ có ông mà hôm nay ta thoát chết, ta bỏ ông đây sao được?

– Vương tử không nên theo thói thường tình. Đi đi, mặc tôi ở đây. Toa Đô nó chạy mất kia kìa. Vương tử mà cứ dùng dằng mãi thì con dao đây, tôi xin kết liễu đời tôi cho rảnh…

Hoài Văn giằng lấy con đạo. Người tưởng già nói:

– Để một anh em trông nom tôi. Còn vương tử phải đi mới được. Đi mà lấy đầu Toa Đô!

(Nguyễn Huy Tưởng, Lá cờ thêu sáu chữ vàng)

a. Trong đoạn trích trên có cuộc thoại giữa ai với ai?

b. Nhận xét về tỉ lệ mỗi kiểu câu được sử dụng trong cuộc thoại và giải thích tác dụng của cách sử dụng lời thoại như vậy.

Trả lời:

a. Trong đoạn trích có cuộc thoại giữa “người tướng già” và Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản.

b. Trong cuộc thoại, kiểu câu khiến chiếm tỉ lệ sử dụng nhiều hơn các kiểu câu khác.

Ví dụ:

(1)  Vương tử đừng lắng đắng vì tôi nữa.

(2)  Đi mà đuổi Toa Đô không nó chạy mất.

(3)  Vương tử không nên theo thói thường tình.

(4)  Đi đi, mặc tôi ở đây.

(5)  Đi mà lấy đầu Toa Đô!

- Lí do: Tình huống chiến đấu cấp bách, cơ hội “phá cường địch báo hoàng ân” hiếm có đối với đội quân của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản đòi hỏi người tướng già phải liên tục giục giã.

- Tác dụng: Các lượt thoại thể hiện lời cầu khẩn thiết tha, đồng thời cũng là mệnh lệnh chiến đấu khẩn cấp đối với Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản; làm nổi bật tình huống và tính cách của các nhân vật (tình nghĩa/ can đảm quên mình).

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 8 Bài 9 Tiếng Việt trang 59, 60 hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 8 Chân trời sáng tạo khác