(Câu hỏi 3, SGK) Những nhận xét sau đây nói về cách thức thể hiện của văn bản Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh

Câu 5 trang 32 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Câu hỏi 3, SGK) Những nhận xét sau đây nói về cách thức thể hiện của văn bản Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh (Về bài thơ “Nắng mới” của Lưu Trọng Lư) là đúng hay sai? Vì sao?

a) Bố cục văn bản mạch lạc, lô gích, giúp người đọc tiện theo dõi

b) Bằng chứng được trích dẫn đầy đủ, phân tích toàn diện cả về nội dung (ngữ nghĩa, thông điệp) và cách thức thể hiện (hình ảnh, từ ngữ, giọng điệu)

c) Có so sánh, liên hệ, mở rộng với tác giả khác viết về cùng đề tài để nhấn mạnh giá trị của tác phẩm.

d) Sử dụng đa dạng các phép tu từ tạo nên cách diễn đạt độc đáo, giàu tính biểu cảm cho văn bản.

Trả lời:

- Ý a) đúng vì văn bản đã thể hiện các luận điểm cụ thể với lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục, rõ ràng, giúp người đọc dễ dàng theo dõi và đồng tình.

- Ý b) đúng vì ở mỗi luận điểm, tác giả đều trích dẫn các câu thơ cụ thể và phân tích nhằm làm sáng tỏ luận điểm. Trong mỗi phần luận điểm đều để ý phân tích các chi tiết, hình ảnh, giọng điệu của bài thơ.

- Ý c) đúng vì trong phần phân tích, tác giả đã so sánh, liên hệ, mở rộng với tác giả Xuân Diệu, Hoàng Cầm, Tế Hanh để làm nổi bật các chi tiết “ngày không”, “nét cười đen nhánh” và nỗi nhớ mẹ, từ đó nhấn mạnh giá trị tác phẩm.

- Ý d) chưa đúng vì văn bản sử dụng không nhiều phép tu từ (chỉ có phép so sánh). Tính biểu cảm của văn bản được tạo nên chủ yếu bởi lời văn uyển chuyển, giàu nhịp điệu, cách sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 8 Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 8 Cánh diều khác