(Bài tập 3, SGK) Việc sử dụng các biệt ngữ xã hội (có dấu ngoặc kép) trong những câu sau

Câu 2 trang 10 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Bài tập 3, SGK) Việc sử dụng các biệt ngữ xã hội (có dấu ngoặc kép) trong những câu sau (ở tác phẩm Bỉ vỏ của Nguyên Hồng) có tác dụng thể hiện đặc điểm của các nhân vật như thế nào?

a) Nó hết sức theo dõi nhưng không làm sao đến gần được vì “bỉ” này “hắc” lắm.

b) Cái “cá” ngon làm vậy thằng “vỏ lõi” nó còn “mỗi” được huống hồ chị...

Trả lời:

a) - Nghĩa của biệt ngữ xã hội:

+ Bỉ: đàn bà, con gái; hắc: cẩn thận, khôn ngoan

=> Việc sử dụng các biệt ngữ xã hội (có dấu ngoặc kép) có tác dụng mô tả đặc điểm của nhân vật nữ được nhắc đến. Nhân vật nữ được nhắc đến là một người con gái cẩn thận và khôn ngoan. Qua các biệt ngữ được sử dụng, có thể thấy, người nói phải có độ hiểu biết xã hội nhất định nếu không sẽ không hiểu về biệt ngữ, không biết cách dùng nó.

b) - Nghĩa của biệt ngữ xã hội:

+ Cá: ví tiền; vỏ lõi: kẻ cắp nhỏ tuổi; mõi: lấy cắp

=> Việc sử dụng các biệt ngữ xã hội (có dấu ngoặc kép) có tác dụng thể hiện đặc điểm của nhân vật ăn cắp được nhắc đến. Các biệt ngữ xã hội dùng trong câu nhằm nói đến hành động ăn cắp ví tiền của một kẻ cắp nhỏ tuổi. Nếu không hiểu biết về biệt ngữ, người đọc sẽ không hiểu được ý nghĩa của câu. Qua các biệt ngữ được sử dụng trong câu, người đọc có thể thấy, người nói là một người có sự hiểu biết về các biệt ngữ dùng cho trường hợp miêu tả lại người có hành vi và cách thức trộm cắp.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 8 Bài tập tiếng Việt trang 9, 10 hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 8 Cánh diều khác