SBT Ngữ văn 7 Bài 10: Viết trang 77 - Chân trời sáng tạo

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Bài 10: Viết trang 77 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 7.

Câu 1 trang 77 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Một bài văn biểu cảm về con người cần đạt những yêu cầu nào?

Trả lời:

Một bài văn biểu cảm về con người cần đạt những yêu cầu:

+ Tình cảm phải chân thực, trong sáng.

+ Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc.

+ Kết hợp biểu cảm với miêu tả, tự sự.

+ Bố cục gồm 3 phần.

Câu 2 trang 77 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Mỗi người chúng ta ai cũng có những người mà mình yêu quý. Em hãy viết một bài văn thể hiện tình cảm của mình với một người mà em yêu quý nhất. Chú ý các yêu cầu về bài văn mà em đã trình bày trong câu 1.

Trả lời:

Để viết bài văn này, em hãy xem lại mục Hướng dẫn quy trình viết (SGK) và lần lượt thực hiện từng bước theo quy trình, gồm: Chuẩn bị trước khi viết; Tìm ý, lập dàn ý; Viết bài; Xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm.

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

Trước khi viết, em hãy xác định:

- Đề tài: Người mà em yêu quý nhất là ai? Vì sao em lại chọn người ấy?

- Mục đích viết: Em viết bài này nhằm mục đích gì? (bộc lộ cảm xúc, tâm sự, …)

- Người đọc: Người đọc bài viết này có thể là ai? (thầy cô, bạn bè, người thân, chính người được viết đến, ..)

- Nội dung và cách viết dự kiến: Em sẽ trình bày những nội dung gì? (Em sẽ bộc lộ cảm xúc gì? Em sẽ miêu tả những gì về nhân vật? Em sẽ kể lại kỉ niệm gì với nhân vật?) Em sẽ lựa chọn cách viết như thế nào? (Em sẽ bộc lộ cảm xúc bằng cách nào? Em sẽ kết hợp với yếu tố tự sự và miêu tả như thế nào khi bộc lộ cảm xúc?)

- Em sẽ thu thập tư liệu cho bài viết bằng cách nào? (quan sát để tìm tư liệu miêu tả, phỏng vấn để tìm tư liệu tự sự, hồi tưởng kỉ niệm để nhận diện các cảm xúc của bản thân, ..)

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

Tìm ý

Em có thể tìm ý bằng cách điền vào bảng sau:

Tình cảm, cảm xúc về nhân vật

Một số yếu tố miêu tả, tự sự

Từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc

Cchi tiết lí giải tình cảm, cảm xúc

Yếu tố miêu tả

Yếu tố tự sự

Ví dụ: Tôi vô cùng vui sướng

Vì được cô giáo khen kết quả học kì II tiến bộ hơn so với học kì I

- Người đó có gì đặc biệt về hình dáng?

- Tính cách nào của người đó khiến em ấn tượng?

- Hành động nào của người đó đã khơi gợi cảm xúc cho em?

- Người đó và em có kỉ niệm gì sâu sắc?

- Cuộc đời của người đó có điều gì đặc sắc để kể không?


Lập dàn ý

Em có thể tham khảo trình tự sắp xếp các ý trong SGK (bài 10, tập 2)

Bước 3: Viết bài

Trước khi viết bài, em cần đọc lại những lưu ý trong SGK (bài 10, tập 2). Trong khi viết bài, em cần đối chiếu với bảng kiểm bài văn biểu cảm về con người được giới thiệu trong SGK để đảm bảo bài viết sẽ đáp ứng các yêu cầu về kiểu bài.

Bước 4: Xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm

Sau khi viết xong, em hãy dùng bảng kiểm bài văn biểu cảm về con người được giới thiệu trong SGK để tự kiểm tra lại xem bài viết của mình đã đạt các yêu cầu chưa. Nếu chưa, em hãy chỉnh lại những chỗ chưa đạt.

Em có thể sử dụng hai câu hỏi gợi ý ở mục Rút kinh nghiệm để tự đánh giá những gì mình đã học được sau khi thuwcjc hiện bài viết này. Sau đây là một cách ghi chép kinh nghiệm.

Bí quyết viết bài văn biểu cảm về con người

1

Cách bộc lộ tình cảm, cảm xúc sâu sắc, chân thành:

………………………………………………….

2

Cách kết hợp các chi tiết miêu tả hiệu quả khi bộc lộ cảm xúc:

……………………………………………………

3

Cách kết hợp các chi tiết tự sự hiệu quả khi bộc lộ cảm xúc:

………………………………………………….


* Bài viết mẫu tham khảo:

“Sinh con cơ cực lầm than.

Nuôi con khôn lớn, gian nan bội phần.

Mẹ luôn chu đáo ân cần.

Nhịn ăn nhịn mặc để phần cho con”.

Trong cả cuộc đời của mình, mẹ luôn là người bên cạnh, chăm sóc, nuôi dưỡng em nên người. Chính vì vậy, tôi rất yêu thương mẹ của mình. Mẹ vừa là mẹ, vừa như một người bạn để tôi giãi bày mọi chuyện.

Trước đây, khi tôi đang tuổi mới lớn, tâm trạng thường bất ổn nên tôi thường sống khép mình lại, không muốn chia sẻ với ai cả. Mẹ luôn dặn dò tôi mọi thứ và tôi cảm thấy điều đó rất phiền, tôi không cảm thấy vui vẻ chút nào.

Nhưng sau đó một khoảng thời gian, tôi đã thay đổi thái độ với mẹ. Tôi còn nhớ như in buổi chiều hôm đó, cũng như bao buổi chiều khác tôi đang mê man ngủ. Hình như do buổi đi chơi hôm qua tôi đã bị sốt. Mê man trong cơn sốt tôi thấy hình bóng một người phụ nữ hết đứng lại ngồi, đắp khăn, bón thuốc cho tôi uống. Thì ra đó chính là mẹ tôi. Nửa đêm tỉnh dậy tôi thấy mẹ ngồi gục trên giường nhưng khi tôi vừa tỉnh mẹ liền bật dậy hỏi xem tôi có chỗ nào không ổn không. Mẹ ôm tôi vào lòng và thủ thỉ, mẹ nói mẹ cảm thấy tôi và mẹ có khoảng cách gì đó. Mẹ mong muốn tôi và mẹ sẽ tâm sự với nhau nhiều hơn, mẹ muốn lắng nghe những tâm sự của tôi, chia sẻ niềm vui nỗi buồn với tôi như những người bạn. Lúc đó tôi chợt nhận ra, vì sao mình luôn vui vẻ với người ngoài nhưng đối với mẹ-người mình cần yêu thương- mình lại luôn tỏ ra cau có, khó chịu trong khi những điều mẹ nói, mẹ làm đều vì muốn tốt cho chúng ta mà thôi.

Sau hôm ấy, tôi và mẹ tâm sự nhiều hơn, tôi chia sẻ cho mẹ nghe những chuyện xảy ra trên lớp, những mối quan hệ bạn bè của tôi. Thỉnh thoảng hai mẹ con còn rủ nhau đi chơi, chụp ảnh. Mẹ còn dạy tôi học bài, luôn động viên tôi cố gắng trong học tập.

Cho đến bây giờ, tôi mới thấm thía sâu sắc tình mẫu tử ruột thịt. Nhờ có mẹ mà tôi cảm thấy được yêu thương, bảo vệ. Tôi muốn nói với mẹ rằng: “Mẹ ơi, con yêu mẹ nhiều lắm!”.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 7 Chân trời sáng tạo khác