SBT Ngữ văn 7 Bài 7: Viết trang 22 - Chân trời sáng tạo

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Bài 7: Viết trang 22 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 7.

Câu 1 trang 22 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống:

Dàn ý bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống cần đảm bảo các yêu cầu sau:

• ………………… phong phú, xác đáng để giúp người đọc hiểu được vì sao em lại có ý kiến như vậy về vấn đề này.

• Bằng chứng đa dạng, thuyết phục để có thể làm ……………………. lí lẽ.

• Các lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo một ……………..

Trả lời:

Các em điền lần lượt các từ sau vào chỗ trống: Lí lẽ, sáng tỏ, trình tự hợp lí

Câu 2 trang 22 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Dòng nào dưới đây không phải là đề tài của bài văn nghị luận về vấn đề đời sống.

a. Bàn về sự tôn trọng suy nghĩ của người khác.

b. Bàn về những yếu tố làm nên thành công

c. Bàn về bài thơ Lời của cây

d. Bàn về câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên.

Trả lời:

Lựa chọn đáp án c

Câu 3 trang 22 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Vẽ sơ đồ thể hiện quy trình viết một bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống.

Trả lời:

Vẽ sơ đồ thể hiện quy trình viết một bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

Câu 4 trang 22 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Viết bài văn nghị luận khoảng 400 chữ, trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người (lòng kiên trì, lòng dũng cảm, lòng hiếu thảo, …)

Trả lời:

Dàn ý Nghị luận “Có công mài sắt có ngày nên kim” – Lòng kiên trì:

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

2. Thân bài

a) Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ (nghĩa đen, nghĩa bóng)

- Như một lời nói thông thường, giản dị, dễ hiểu câu tục ngữ đưa ra một hình ảnh cụ thể mang tính nguyên nhân, hệ quả: thỏi sắt thô cứng kia nếu ra sức mài giũa lâu ngày thì nó sẽ trở thành một cây kim sáng bóng, hữu dụng, phải có nghị lực, kiên trì thì mới đi đến thành công trong công việc.

=> Khẳng định ý nghĩa câu tục ngữ.

b) Phân tích, chứng minh, bình luận

Là một đức tính không thể thiếu được trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Bởi lẽ bất cứ công việc gì muốn thành công đều phải trải qua một quá trình lao động một thời gian rèn luyện lâu dài. Có khi thành công đó lại được đúc rút kinh nghiệm từ những thất bại. Không cứ chỉ qua một lần làm việc mà dễ dàng mang lại kết quả tốt đẹp mà chính nghị lực, lòng trì, nhẫn nại mới là sức mạnh vô hình giúp ta đi đến thành công. Càng gian nan, chịu đựng càng dài thì sự thành công đó mới càng vinh quang và đáng tự hào.

Nếu chỉ mới thất bại mà vội nản lòng, nhụt chí, bỏ cuộc thì ta khó đạt tới đích. Phải nên nhớ rằng "Thất bại là mẹ thành công".

Dẫn chứng:

Một học sinh yếu môn Toán, cứ miệt mài chăm chỉ rèn luyện... chắc chắn có ngày sẽ khá lên.

Thầy Nguyễn Ngọc Kí tuy bị liệt cả hai tay nhưng với lòng quyết tâm cao, thầy đã kiên trì rèn luyện viết được bằng đôi chân. Đó chẳng phải là những tấm gương về lòng kiên trì, nhẫn nại đó sao.

Một em học tiểu học Thanh Hóa không có 2 cánh tay vẫn trở thành học sinh viết chữ đẹp.

Những nhà bác học đã giam mình trong phòng thí nghiệm hết ngày này ngày khác để tìm ra được những chất hóa học phục vụ cho nhân dân.

c) Mở rộng vấn đề

Trong xã hội ngày nay vẫn còn những kẻ "thấy sóng cả vội ngã tay chèo", để thụt lùi trước khó khăn, trở ngại, những kẻ đó dễ thất bại trên đường đáng phê phán.

Vận dụng ý chí, nghị lực, lòng kiên trì vào công việc phục vụ cho con người, cho xã hội là điều tốt. Ngược lại dồn sức để thực hiện cho một ý đồ xấu làm hại người khác thì đó là điều nên tránh.

Trong hoàn cảnh đất nước hiện nay, mỗi người cần ý thức để rèn luyện tính kiên trì nhẫn nại khi bắt tay vào việc đi đến thành công. Đó cũng là góp một phần nhỏ vào việc xây dựng cho xã hội ngày càng tiến lên.

Với người trẻ tuổi, việc học tập và rèn luyện đòi hỏi người ta phải nỗ lực không ngừng mới đạt được kết quả. Bởi vậy, không thể không "mài sắt" để "thành kim".

3. Kết luận

Câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim" là một bài học giáo dục lòng kiên trì, nhẫn nại không dành cho riêng ai và mãi mãi được thực hiện bất kì thời đại nào.

Đây là một đức tính không thể thiếu được ở mỗi người chúng ta lúc còn nhỏ đến lúc trưởng thành và khi vào đời.

* Bài mẫu tham khảo:

Trong cuộc sống, bất cứ khi làm một việc gì nếu vội vàng hấp tấp ta thường bị hỏng. Trái lại, nếu cố gắng, bền chí, kiên trì thì dù việc đó có khó khăn đến đâu ta cũng có thể hoàn thành được. Cũng chính vì thế nên tục ngữ có câu “Có công mài sắt có ngày nên kim’’ để răn dạy con cháu đời sau.

Thật vậy, trong thực tế cuộc sống có nhiều tấm gương kiên nhẫn trong học tập, trong lao động đã để lại trong em những ấn tượng khó phai mờ. Từ đó, nó giúp em những hài học làm người thật ý nghĩa.

Chúng ta thử hình dung từ một thanh sắt thô sơ cứng cáp, ngày này sang ngày khác thanh sắt đổ được mài, mài mãi... cho đến một lúc nào đổ thanh sắt kia trở thành một cây kim bé nhỏ tiện dụng. Như vậy, muốn có được cây kim ấy người thợ đã bỏ biết bao công sức và thời gian đổ mài giũa thanh sắt. Nếu vật cứng như sắt mà ta mãi mãi cũng thành được cây kim thì bất cứ việc gì ta cũng có thể làm được, miễn sao ta phải biết chịu khó, biết nhẫn nại, kiên trì. Là học sinh, chắc ta không quen được anh học trò nghèo thông minh hiếu học Châu Trí. Vì nhà quá nghèo, anh phải vào chùa Long Tuyền hằng ngày quét lá đa để đốt lửa lấy ánh sáng mà học. Bản thân anh phải khắc phục mọi gian khổ và chịu khó trong học tập để cuối cùng anh được đỗ đầu kì thi Hương. Khi thành tài, người trong làng hết lời ca ngợi, thán phục.

Một anh học trò vào chùa Long Tuyền

Ai ngờ nay lại đỗ Giải nguyên

Ở đời chẳng có việc gì khó

Người ta lập chí phải nên kiên.

(Trích Luân lí giáo khoa thư)

Trên thế giới, nói đến tên hai nhà bác học người Pháp Pierre Curie và Marie Curie không ai là không biết. Để khám phá ra nguyên tố phóng xạ, ông bà đã kiên trì lao động vất vả hằng mấy năm trời, lọc đi lọc lại trong 8 tấn bã quặng mới thu được một phần mười gam chất phóng xạ ấy. Thế mới biết phát minh khoa học của nhân loại cũng đòi hỏi sự kiên trì mãnh liệt.

Ngày nay, tính kiên trì bền chí nhẫn nại được chúng ta coi như kim chỉ nam trong hành động, trong việc làm. Chính nhờ đó mà đã có biết bao người đã vượt qua mọi khó khăn, khắc phục được bệnh tật... như thầy Nguyễn Ngọc Ký đã viết hằng đôi chân... Điều này thật đáng tự hào biết hao!

Câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” thật là một bài học vô cùng quý báu. Nó luôn nhắc nhở chúng ta phải rèn luyện ý chí, nghị lực và tự phấn đấu để dễ dàng đi đến thành công, bởi “nước chảy” tất “đá" phải mòn”. Đây là điều mà mỗi người chúng ta cần suy ngẫm khi bước vào đời, khi bắt tay vào công việc.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 7 Chân trời sáng tạo khác