SBT Ngữ văn 7 Bài 9: Tiếng việt trang 58, 59 - Chân trời sáng tạo

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Bài 9: Tiếng việt trang 58, 59 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 7.

Câu 1 trang 58 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Tìm các từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống:

“Chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ có thể được mở rộng bằng cụm từ. Chúng ta có thể biến chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ từ một từ trở thành một … hoặc từ một cụm từ …. Trở thành một cụm từ …. hơn”.

Trả lời:

“Chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ có thể được mở rộng bằng cụm từ. Chúng ta có thể biến chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ từ một từ trở thành một cụm từ hoặc từ một cụm từ đơn giản trở thành một cụm từ phức tạp hơn”.

Câu 2 trang 58 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Lựa chọn hai từ trong các từ sau để hoàn thành câu văn dưới đây: mạch lạc, rõ ràng, chi tiết, sáng tạo, hấp dẫn.

“Việc mở rộng thành phần chính và trạng ngữ bằng cụm từ làm cho việc miêu tả … hơn”.

Trả lời:

“Việc mở rộng thành phần chính và trạng ngữ bằng cụm từ làm cho việc miêu tả chi tiết, rõ ràng hơn”.

Câu 3 trang 58 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: So sánh các cặp câu dưới đây và nhận xét về tác dụng của việc mở rộng các thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ:

a1. Trăng đã ló lên từ phía sau đỉnh núi, và giờ đây nó rót ánh sáng xuống mặt biển.

a2. Trăng đã ló lên từ phía sau những đỉnh núi xù xì, và giờ đây nó trầm ngâm rót ánh sáng xuống mặt biển đang thở dài dâng lên đón nó, xuống biển và xuống tảng đá cạnh chúng tôi.

b1. Chim Ưng bỗng vùng vẫy, nhỏm dậy và đưa mắt nhìn dọc khe núi.

b2. Chim Ưng dũng mãnh bỗng vùng vẫy, nhỏm dậy một chút và đưa mắt nhìn dọc khe núi.

Trả lời:

Cặp câu

Câu (1)

Câu (2)

So sánh sự khác nhau

a1 và a2

Đã ló lên từ phía sau đỉnh núi

Đã ló lên từ phía sau những đỉnh núi xù xì

Vị ngữ 1 trong câu a1 là một cụm động từ đơn giản.

Vị ngữ 1 trong câu a2 là một cụm động từ có cấu tạo phức tạp hơn.


Rót ánh sáng xuống mặt biển.

Trầm ngâm rót ánh sáng xuống mặt biển đang thở dài dâng lên đón nó, xuống biển và xuống tảng đá cạnh chúng tôi.

Vị ngữ 2 trong câu a1 là một cụm động từ đơn giản.

Vị ngữ 2 trong câu a2 là một cụm động từ có cấu tạo phức tạp hơn.

b1 và b2

Chim Ưng

Chim Ưng dũng mãnh


Câu 4 trang 58 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Xác định chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ (nếu có) trong các câu sau:

a. Nhìn họ, Sác-li tháy nao nao một cảm giác nguy hiểm kì lạ.

b. Mà hình lập lòe và bật sáng. Rồi đột nhiên, một thanh sô-cô-la nhỏ hiện lên giữa màn hình.

Trả lời:

a. Nhìn họ, Sác-li thấy nao nao một cảm giác nguy hiểm kì lạ.

TN        CN              VN

b. Màn hình lập lòe và bật sáng. Rồi đột nhiên, một thanh sô-cô-la nhỏ

CN          VN             TN        CN

hiện lên giữa màn hình

VN

Câu 5 trang 59 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Mở rộng các thành phần được gạch chân trong các câu sau bằng cụm từ, sau đó so sánh để làm rõ sự khác biệt về nghĩa giữa câu mở rộng và câu trước khi mở rộng:

a. Ti vi sô-cô-la là sáng tạo của ông Quơn-cơ.

b. Trong phòng sáng chế của ông Quơn-cơ, Sác-li đã trải nghiệm nhiều điều kì diệu.

c. Ông Quoen-cơ ngắt lời Mai Ti-vì.

Trả lời:

Câu

Thành phần được mở rộng

Câu sau khi mở rộng

Sự khác nhau về nghĩa trước – sau khi mở rộng

a

Chủ ngữ (Ti vi sô-cô-la)

Chiếc ti vi sô-cô-la vô cùng độc đáo kia là sáng tạo của ông Quơn-cơ.

Câu sau khi mở rộng miêu tả đối tượng (ti vi sô-cô-la) cụ thể hơn (vô cùng độc đáo).

b

Trạng ngữ (Trong phòng sáng chế của ông Quơn-cơ)

Trong phòng sáng chế lạ lùng có một không hai của ông Quơn-cơ, Sác-li đã trải nghiệm nhiều điều kì diệu.

Câu sau khi mở rộng miêu tả phòng sáng chế của ông Quơn-cơ chi tiết hơn (lạ lùng, có một không hai).

c

Vị ngữ (ngắt lời Mai Ti-vì)

Ông Quơn-cơ ngắt lời chen ngang của cậu bé thiếu lễ phép Mai Ti-vì

Câu sau khi mở rộng miêu tả Mai Ti-vì (cậu bé thiếu lễ phép Mai Ti-vì) và lời nói của cậu bé (chen ngang) một cách cụ thể, chi tiết hơn.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 7 Chân trời sáng tạo khác