Đọc lại văn bản Cách gọt của hoa thủy tiên trong SGK Ngữ văn 7

Câu 4 trang 33 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc lại văn bản Cách gọt của hoa thủy tiên trong SGK Ngữ văn 7, tập hai (tr. 47 – 51) và trả lời các câu hỏi sau:

a. Vì sao người chơi thủy tiên nên gọt tỉa củ hoa?

b. Em hiểu như thế nào về câu nói của nghệ nhân Nguyễn Phú Cường ở cuối văn bản: “cái đẹp nhất của thủy tiên, chính là cái đẹp khi người ta chăm hoa, để rồi rèn tâm tính của chính mình”?

c. Xác định tác dụng của (các) biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau:

Tầm dáng hoa cao hay thấp, phải tạo nên một bố cục tổng thể hài hòa mới đẹp. Và yêu cầu quan trọng là bông hoa không được ngửa lên. Giò hoa vươn lên, nhưng bông hoa phải hơi cúi xuống, như thiếu nữ dẫu đẹp kiêu sa, vẫn phải có nét e lệ. Đấy mới là cái đẹp Á Đông. Nếu bông hoa nghểnh mặt lên thì lại hóa ra kênh kiệu. Cái lí của người chơi hoa thủy tiên là thế.

d. Xác định các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn sau:

(1) Bát thủy tiên được coi là đẹp, nếu đạt được “ngũ phẩm”: đẹp hoa, đẹp lá, đẹp rễ, đẹp thân và tổng thể dáng thế hài hòa. (2) Vì vậy, gọt xong rồi, hằng ngày phải chỉnh lá, chỉnh hoa sao cho tạo nên bố cục đẹp. (3) Nếu muốn chỉnh lá, phải đợi thời điểm dễ “nắn” nhất là khoảng bảy, tám ngày sau khi gọt. (4) Theo nghệ nhân Nguyễn Phú Cường, đấy là lúc chiếc lá “ngoan” nhất. Khi ấy lá đã xanh tốt, khỏe, dùng tay uốn thử thấy mềm mại, không giòn thì có thể tạo dáng lá uốn lượn theo ý đồ người chơi. Bộ rễ của bát thủy tiên phải trắng ngần. Dù bố cục thế nào, thì bộ rễ vẫn phải được phô ra vẻ đẹp.

Trả lời:

a. theo đà phát triển tự nhiên, là và hoa thủy tiên sẽ mọc thẳng, đặc biệt là lá sẽ mọc cao và che lấp hoa, vì vậy việc gọt tỉa sẽ tạo ra những chậu hoa có hình dáng đẹp, nghệ thuật và có thể điều chỉnh thời điểm ra hoa theo ý muốn.

b. HS có thể trình bày câu trả lời theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần căn cứ vào nội dung của văn bản. Có thể tham khảo câu trả lời gợi ý sau: Việc gọt tỉa từng củ thủy tiên thể hiện sự tỉ mỉ, cẩn trọng, khéo léo và cả sự kiên nhẫn của người chơi. Vì vậy để có được một bát thủy tiên đẹp, người chơi cần thể hiện được tất cả các yếu tố ấy, nhờ vậy họ có thể rèn tâm tính của chính mình.

c. Những biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn: nhân hóa (bông hoa phải hơi cúi xuống, nếu bông hoa nghểnh mặt lên thì lại hóa ra kênh kiệu), so sánh (Giò hoa vươn lên, nhưng bông hoa phải hơi cúi xuống, như thiếu nữ dẫu đẹp kiêu sa, vẫn phải có nét e lệ). Tác dụng của những biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn: giúp cho việc miêu tả trở nên sinh động, cụ thể, gợi tả và gợi cảm.

d. Các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn:

- Phép nối: (1) Bát thủy tiên được coi là đẹp, nếu đạt được “ngũ phẩm”: đẹp hoa, đẹp lá, đẹp rễ, đẹp thân và tổng thể dáng thế hài hòa. (2) Vì vậy gọt xong rồi, hằng ngày phải chỉnh lá, chỉnh hoa sao cho tạo nên bố cục đẹp.

- Phép thế:

+ (1) Bát thủy tiên được coi là đẹp, nếu đạt được “ngũ phẩm”: đẹp hoa, đẹp lá, đẹp rễ, đẹp thân và tổng thể dáng thế hài hòa. (2) Vì vậy gọt xong rồi, hằng ngày phải chỉnh lá, chỉnh hoa sao cho tạo nên bố cục đẹp.

+ (3) Nếu muốn chỉnh lá, phải đợi thời điểm dễ “nắn” nhất là khoảng bảy, tám ngày sau khi gọt. (4) Theo nghệ nhân Nguyễn Phú Cường, đấy là lúc chiếc lá “ngoan” nhất. Khi ấy lá đã xanh tốt, khỏe …

- Phép lặp: (2) Vì vậy, gọt xong rồi, hằng ngày phải chỉnh lá, chỉnh hoa sao cho tạo nên bố cục đẹp. (3) Nếu muốn chỉnh lá, phải đợi thời điểm dễ “nắn” nhất là khoảng bảy, tám ngày sau khi gọt.

+ Phép liên tưởng: hoa, lá, rễ.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 7 Chân trời sáng tạo khác