Giải SBT Ngữ Văn 6 Bài 4: Đọc trang 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46 - Chân trời sáng tạo
Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Bài 4: Đọc trang 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 6.
Câu 1 trang 39 SBT Ngữ Văn 6 Tập 1: Những đặc điểm nào dưới đây thuộc thể loại truyện đồng thoại?
a. Là thể loại văn học dành cho thiểu nhi.
b. Nhân vật là loài vật.
c. Nhân vật là dũng sĩ.
d. Nhân vật thường gắn với lịch sử và là người có công lớn đối với cộng đồng.
đ. Nội dung phản ánh các đặc điểm sinh hoạt của loài vật, qua đó, tác giả gửi gắm một thông điệp có ý nghĩa.
Trả lời:
Đáp án a, b, đ
Trả lời:
Dưới đây là những sự kiện chính trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên:
a. Dế Mẻn là một chàng dế thanh niên cường tráng, oai phong. Vì luôn cậy mình to khoẻ nên Dế Mèn luôn cà khia với tất cả những người hàng xóm của mình.
b. Vì Dế Choắt là một anh bạn hàng xóm ốm yếu nên Dế Mèn luôn tỏ ra khinh miệt, coi thường, sẵn sàng từ chối lời đề nghị giúp đỡ của Dé Choắt.
c. Một hôm, để chứng tỏ với Dế Choắt, Dế Mèn đã cất tiếng trêu ghẹo chị Cốc rồi lủi vào hang trốn biệt.
d. Chị Cốc tưởng nhầm Dế Choắt đã trêu chọc mình nên mổ chú đến trọng thương.
đ. Trước khi chết, Dế Choắt đã khuyên Dế Mèn nên chừa thói hung hăng và phải biết suy nghĩ trước khi hành động để tránh tai vạ. Đó cũng chính là bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
Trả lời:
Dế Mèn là chàng dế thanh niên cường tráng biết ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực. Tuy nhiên Dế Mèn tính tình kiêu căng, tự phụ luôn nghĩ mình “là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Bởi thế mà Dế Mèn không chịu giúp đỡ Dế Choắt- người hàng xóm trạc tuổi Dế Mèn với vẻ ngoài ốm yếu, gầy gò như gã nghiện thuốc phiện. Dế Mèn vì thiếu suy nghĩ, lại thêm tính xốc nổi đã bày trò nghịch dại trêu chị Cốc khiến Dế Choắt chết oan. Trước khi chết, Dế Choắt tha lỗi và khuyên Dế Mèn bỏ thói hung hăng, bậy bạ. Dế Mèn sau khi chôn cất Dế Choắt vô cùng ân hận và suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.
Trả lời:
Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên, Tô Hoài đã để Dế Mèn kể lại câu chuyện của mình sau khi mọi việc đã xảy ra. Việc tác giả lựa chọn thời điểm kể chuyện như vậy đã giúp người đọc nhận thấy dường như Dế Mèn đã thật sự ăn năn, hối hận và có sự chiêm nghiệm về những gì đã xảy ra.
Theo em, việc tác giả để cho Dế Mèn tự kể lại câu chuyện của mình bằng ngôi thứ nhất có tác dụng thế nào trong việc thể hiện bài học ấy?
Trả lời:
Bài học mà Dế Mèn rút ra sau sự việc xảy ra với Dế Choắt là: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.
Việc tác giả cho Dế Mèn tự kể lại câu chuyện của mình bằng ngôi thứ nhất sẽ khiến cho câu chuyện có tính xác thực, chân thực cao hơn bởi vì chính Dế Mèn là người trải qua và là người kể lại cho nên sẽ gây sự tin tưởng cao.
Trả lời:
- Nhân vật trong truyện là loài vật: Dế Mèn, Dế Choắt, Chị Cốc,…
- Là truyện dành cho thiếu nhi.
Em hãy dùng sơ đồ sự việc đã học ở bài 1 (Lắng nghe lịch sử nước mình) để sắp xếp các sự việc ấy theo đúng trật tự được kể trong truyện.
a. Sáng hôm sau, sau khi kể cho Thằn Lằn nghe về một đêm mất ngủ của mình, Bọ Dừa khoác ba lô hành lí lên vai, chào tạm biệt Thằn Lằn để về quê.
b. Thằn Lằn thông báo với cụ giáo Cóc về sự xuất hiện của nhà buôn Cánh Cứng ở xóm Bờ Giậu đêm ấy.
c. Thằn Lằn đến nhà cụ giáo Cóc kể cho cụ nghe câu chuyện Bọ Dừa mất ngủ.
d. Bọ Dừa ngủ dưới vòm lá trúc, nửa đêm, sương rơi trúng cổ làm Bọ Dừa tỉnh ngủ.
đ. Bọ Dừa ghé đến xóm Bờ Giậu và hỏi thăm Thằn Lằn về một chỗ trọ qua đêm dưới vòm lá trúc.
Trong những sự việc nêu trên, theo em sự việc nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Trả lời:
Sự việc chính: Bọ Dừa đến khu xóm của Thằn Lằn và Cóc xin ngủ nhờ, vì giọt sương đêm làm mất ngủ nên nhớ quê và quyết định trở về quê
- Bọ Dừa ghé đến xóm Bờ Giậu và hỏi thăm Thằn Lằn về một chỗ trọ qua đêm dưới vòm lá trúc.
- Thằn Lằn thông báo với cụ giáo Cóc về sự xuất hiện của nhà buôn Cánh Cứng ở xóm Bờ Giậu đêm ấy.
- Bọ Dừa ngủ dưới vòm lá trúc, nửa đêm, sương rơi trúng cổ làm Bọ Dừa tỉnh ngủ.
- Sáng hôm sau, sau khi kể cho Thằn Lằn nghe về một đêm mất ngủ của mình, Bọ Dừa khoác ba lô hành lí lên vai, chào tạm biệt Thằn Lằn để về quê.
- Thằn Lằn đến nhà cụ giáo Cóc kể cho cụ nghe câu chuyện Bọ Dừa mất ngủ.
→ Sự việc quan trọng nhất: giọt sương đêm rơi trúng cổ làm Bọ Dừa tỉnh dậy. Vì sự việc này là yếu tố làm thay đổi suy nghĩ của Bọ Dừa, vì tỉnh dậy cho nên anh chàng mới có không gian nhớ về quê hương của mình và đi đến quyết định về quê ngay sáng sớm hôm sau.
Dựa vào đâu mà em xác định được?
Trả lời:
Chuyện được kể theo ngôi thứ 3. Căn cứ: người kể chuyện không xưng tôi, là người kể chuyện giấu mình.
Cho biết dựa vào đâu mà em xác định được.
Tiếng đàn, tiếng hát vẫn tự nhiên vang lên mà không cần cô truyền đi xa. Cô bỏ đài truyền thanh đi ra rồi chui vào một cái hũ ở góc nhà. Cái hũ tối mò mò, mùi hôi bốc lên nồng nặc. Cô không thể nào chịu nổi phải kêu lên:
- Trời ơi! Tối quá, tôi quá! Cho tôi ra với.
Chị Hũ nghe tiếng kêu liền hỏi:
- Ai đấy mà tôi không trông thấy dáng hình gì cả? Sao bỗng dưng lại vào được trong này? Hũ tôi đã nút rồi cơ mà! Đã gọi là hũ nút mà lại chả tối!
Trả lời:
Lời của người kể chuyện: “Tiếng đàn, tiếng hát vẫn tự nhiên vang lên mà không cần cô truyền đi xa. Cô bỏ đài truyền thanh đi ra rồi chui vào một cái hũ ở góc nhà. Cái hũ tối mò mò, mùi hôi bốc lên nồng nặc. Cô không thể nào chịu nổi phải kêu lên”; “Chị Hũ nghe tiếng kêu liền hỏi”.
Đây là lời của người kể chuyện vì phần lời ấy dùng để thuật lại một sự việc cụ thể hay giới thiệu, miêu tả khung cảnh, con người, sự vật,...
Lời của nhân vật: “- Trời ơi! Tối quá, tối quá! Cho tôi ra với.”; “- Ai đấy mà tôi không trông thấy dáng hình gì cả? Sao bỗng dưng lại vào được trong này? Hũ tôi đã nút rồi cơ mà! Đã gọi là hũ nút mà lại chả tối!”
Đây là những lời nói trực tiếp của nhân vật trong truyện. Về chính tả, lời của nhân vật thường được tách biệt với lời của người kể chuyện bằng cách đặt sau dấu hai chấm hoặc dấu gạch đầu dòng.
Câu 10 trang 40 SBT Ngữ Văn 6 Tập 1: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
a. Truyện có những nhân vật nào? Nhân vật nào là nhân vật chính? Dựa trên căn cứ nào em cho là như vậy?
b. Trnh bày các đặc điểm của thể loại truyện đồng thoại được thể hiện trong văn bản trên bằng cách hoàn thiện bảng dưới đây:
Đặc điểm của thể loại truyện đồng thoại |
Thể hiện trong văn bản
|
Nhân vật chính là ………………………… |
|
Nhân vật chính phản ánh đặc điểm sinh hoạt của... |
|
Biện pháp nghệ thuật chủ yếu mà tác giả dùng để miêu tả nhân vật chính là................................... |
|
Đối tượng người đọc chủ yếu là....................................... |
|
Qua câu chuyện của các nhân vật, tác giả muốn gửi đến người đọc một ................................... |
|
c. Sử dụng mô hình sơ đồ sau để tóm tắt các sự việc theo đúng trật tự được kể trong văn bản Câu chuyện còn giấu kín trong lớp vỏ:
d. Xác định ngôi kể của truyện. Dựa vào đâu mà em xác định được?
đ. Xác định lời nhân vật và lời của người kể chuyện trong đoạn văn sau:
Lăn mình vào tong đất, tắm trong mưa nắng bão giông, những hạt đỗ dũng cảm kia lớn lên. Riêng hạt đỗ ngại nắng ngại gió vẫn nằm trong chiếc lọ thuỷ tinh, chẳng lớn thêm cluút nào mà có phần còn héo hắt quắt queo hơn trước. Nằm trong lọ, nghe bạn bè hớn hở kể những niềm vui của mình, hạt đỗ buồn lắm. “Giá mình cũng sống dũng cảm như mọi người... Bây giờ thì muộn rồi. Họ đã là những cây đỗ mập mạp, còn mình thì vẫn chỉ là một hạt đỗ quắt queo”. Hạt đỗ rấm rứt khóc.
e. Tìm những chi tiết miêu tả hình đáng, hành động, ngôn ngữ và suy nghĩ của nhân vật Đỗ con. Trên cơ sở đó, nêu cảm nhận của em về đặc điểm nhân vật bằng cách hoàn thiện bảng theo mẫu đưới đây:
Chi tiết miêu tả hình ảnh nhân vật Đỗ con trong văn bản |
Cảm nhận của em về đặc điểm nhân vật Đỗ con |
Hình dáng |
|
Hành động: |
|
Ngôn ngữ: |
|
Suy nghĩ: |
|
g. Trong các sự việc của truyện Câu chuyện còn giấu kín trong lớp vỏ, theo em, sự việc nào quan trọng nhất? Vì sao?
h. Theo em, trải nghiệm mà hạt Đỗ con ở đây có được là gì? Nếu em là hạt Đỗ con, em cảm nhận như thế nào về trải nghiệm ấy?
i. Nếu được chia sẻ với mọi người về cách nghĩ, cách ứng xử trong cuộc sống mà văn bản Câu chuyện còn giấu kín trong lớp vỏ gợi ra cho em thì em sẽ chia sẻ với họ điều gì?
Trả lời:
a. Truyện có những nhân vật như Đỗ con, cô bé (Vân), chú bé và những cây đỗ khác. Trong số đó, nhân vật chính là Đỗ con vì nhân vật này xuất hiện nhiều nhất trong văn bản và tất cả các sự kiện chính của văn bản đều xoay quanh nhân vật này.
b. Đặc điểm của thể loại truyện đồng thoại được thể hiện trong văn bản Câu chuyện còn giấu kín trong lớp vỏ như sau:
Đặc điểm của thể loại truyền đồng thoại |
Thể hiện trong văn bản |
Nhân vật chính là loài vật được nhân hoá |
Nhân vật Đỗ con được tác giả nhân hoá. |
Nhân vật chính phản ánh đặc điểm sinh hoạt của loài vật, đồng thời không xa rời cách nhìn sự vật của trẻ em. |
Nhân vật được miêu tả với những đặc điểm sinh trưởng của thực vật (hạt đỗ nảy mầm thành cây đỗ: hạt đỗ được gieo xuống đất, hạt đỗ phồng to lên, nứt cái vỏ và nảy mầm, ban đầu thì trắng, rồi ngả dần sang vàng và cuối cùng có màu xanh rất nõn, rất trong; hai nửa hạt đỗ tách ngả ra hé lộ chiếc lá đầu tiên,...), nhưng đồng thời không xa rời cách nhìn sự vật của trẻ em (hạt đỗ biết sợ hãi khi bị mang đi gieo xuống đất, cố tìm cách trốn tránh, niềm vui của những hạt đỗ khi đã được tách ra khỏi chiếc vỏ của mình, tâm trạng của Đỗ con khi được nghe những câu chuyện mới mẻ của bạn bè mình,...). |
Biện pháp nghệ thuật chủ yếu mà tác giả dùng để miêu tả nhân vật chính là nhân hoá. |
Tác giả miêu tả hạt đỗ như một con người biết trò chuyện, có tâm tư, cảm xúc và suy nghĩ rất giống con người.. |
Đối tượng người đọc chủ yếu là thiếu nhi. |
văn bản này được trích từ Những truyện hay viết cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng, của tác giả Trần Hoài Dương. |
Qua câu chuyện của các nhân vật, tác giả muốn gửi đến người đọc một thông điệp có ý nghĩa. |
Thông điệp mà tác giả gửi đến người đọc là mỗi người cần biết dũng cảm vượt qua nỗi sợ hãi của chính mình để tìm đến với những không gian tốt hơn, chấp nhận thử thách để bản thân trưởng thành hơn. Lưu ý: Về việc trình bày thông điệp, người học có thể đưa ra những thông điệp khác miễn là phù hợp với nội dung của văn bản. |
c. Những sự kiện chính được kể trong văn bản Câu chuyện còn giấu kín trong lớp vỏ:
(1) Tuy đã từng chịu mưa chịu nắng khi còn nằm trong quả đỗ, nhưng kể từ ngày được nằm yên trong góc hộp đồ chơi thì Đỗ con đâm ra ngại sương gió và luôn tìm cách lẩn tránh, lo lắng, hồi hộp mỗi khi cô bé có ý định đem nó gieo xuống đất.
(2) Nhìn thấy các bạn có một diện mạo khác hẳn và nhiều điều thú vị hơn khi ở trong hoàn cảnh mới, Đỗ con cảm thấy buồn và ao ước mình đủ dũng cảm như mọi người để vượt qua nỗi lo lắng, sợ hãi của bản thân.
(3) Chứng kiến nỗi buồn của Đỗ con, những người bạn tốt bụng (những cây đỗ khác, Gió) đã động viên và giúp đỡ Đỗ con thực hiện ước mơ của mình.
(4) Ở trong hoàn cảnh mới, không gian mới, Đỗ con lần đầu tiên cảm nhận rất rõ sự thay đổi của chính mình và niềm vui ngất ngây thở hương đất và hương trời.
d. Truyện được kể theo ngôi thứ ba vì tác giả là người giấu mình và gợi các nhân vật bằng tên của họ.
đ. Lời của nhân vật: “Giá mình cũng sống dũng cảm như mợi người... Bây giờ thì muộn rồi. Họ đã là những cây đỗ mập mạp, còn mình thì vẫn chỉ là một hạt đỗ quắt queo”.
Lời của người kể chuyện: “ Lăn mình vào trong đất, tắm trong mưa nắng bão dông, những hạt đỗ dũng cảm kia lớn lên. Riêng hạt đỗ ngại nắng ngại gió vẫn nằm trong chiếc lọ thuỷ tinh, chẳng lớn thêm chút nào mà có phần còn héo hắt quắt queo hơn trước. Nằm trong lọ, nghe bạn bè hớn hở kể những niềm vui của mình, hạt đỗ buồn lắm”, “ Hạt đỗ rấm rứt khóc”.
e. Chân dung của nhân vật Đỗ con qua lời kể và tả trong văn bản
Hình ảnh nhân vật Đỗ con trong văn bản |
Cảm nhận của em về đặc điểm nhân vật Đỗ con |
Hình dáng: “Riêng hạt đỗ ngại nắng ngại gió vẫn nằm trong chiếc lọ thuỷ tinh, chẳng lớn thêm chút nào mà có phần còn héo hắt quắt queo hơn trước”; “vỏ mềm đi và căng ra, người mình nở nang hơn”. Hành động: “Nó đang ẩn nấp trước con mắt tìm kiếm của cô bé; Thỉnh thoảng cô vé mang hộp đồ chơi ra kiểm lại “mặt hàng” của mình, “hạt đỗ lại giật mình thon thót”; Lúc cô bé nói: “Ta đem gieo ở góc sân…” “hạt đỗ co rúm người lại”; Thừa lúc cô bé đưa tay ra phía cửa, hạt đỗ liền xô đẩy các bạn , chạy trốn”; “Nó nhảy phóc vào chiếc lọ thuỷ tinh rồi nằm im thin thít; Nằm trong lọ, nghe bạn bè hớn hở kể những niềm vui của mình, hạt độ buồn lắm”; “Hạt đỗ rấm rứt khóc”; “Hạt đỗ cũng thành thật kể hết lỗi lầm của mình”; “Nó tỏ ra ân hận và bối rối không biết bây giờ nên sống như thế nào”;… Ngôn ngữ: “Nhưng thế là mình thoát”; “Giá mình cũng sống dũng cảm như mọi người … Bây giờ thì muộn rồi. Họ đã là những cây đỗ mập mạp, còn mình thì vẫn chỉ là một hạt đỗ quắt queo”. Suy nghĩ: “Nó cảm thấy nơi góc hộp đồ chơi mà nó trú ngụ thật đúng là một tổ ấm, mưa không ướt vỏ, nắng không rát mình. Nó cứ muốn sống ung dung nhàn nhã như thế cho đến hết đời”; “Nó rất sợ phải chuyển đi sống ở bất kì một chỗ nào khác”; “Nó mỉm cười thú vị nghĩ rằng mình sẽ sôgns yên tính như thế mãi mãi”; “Giá mình cũng sống dũng cảm như mọi người”; “có được niềm hạnh phúc như bạn bè” |
HS có thể đưa ra những cảm nhận khác nhau về nhân vật Đỗ con miễn là phù hợp với nội dung thể hiện của văn bản. Sau đây là một số gợi ý: -Đỗ con trước đó vốn là một hạt đỗ nhút nhát, ngại thay đổi, ngại khó khắn, gian khổ, thích chọn cuộc sống ít thử thách vì thế luôn cảm thấy lo lắng, sợ hãu và cố tình tránh né những cơ hội được thay đổi môi trường sống. - Tuy nhiên, đó cũng là một hạt đỗ biết ăn năn, hối hận, thành thật với những lỗi lầm của mình và thể hiện niềm khao khát được sống tốt hơn sau những sai lầm, thiếu sót của bản thân. - Cuối cùng người đọc có thể nhận thấy Đỗ con đã thật sự trở thành một hạt đỗ mạnh mẽ, dũng cảm khi dám đối diện với những nỗi sợ hãi của chính mình, sẵn sàng vượt qua nó để đến với một hành trình mới mẻ, thị vị hơn. |
g. Trong các sự việc của truyện Câu chuyện còn giấu kính trong lớp vỏ, HS cần xác định được sự việc nào là quan trọng nhất và phải lí giải được vì sao lại lựa chọn như vậy. Việc lí giải chủ yếu dựa vào vai trò của sự việc đối với diễn biến của cốt truyện và sự thể hiện thông điệp của văn bản. Trên cơ sở đó, HS có thể lựa chọn một số sự việc sau: Sự kiện Đỗ con nhìn thấy các bạn mình có một diện mạo khác hẳn và nhiều điều thú vị hơn khi ở trong hoàn cảnh mới hoặc sự việc Đỗ con nhận được sự động viên, giúp đỡ của những người bạn tốt bụng.
h. Trải nghiệm mà Đỗ con có được ở đây là: cuộc sống cần có sự thích ứng với các điều kiện khách quan bên ngoài mới có thể trưởng thành, nếu chỉ co rúm trong vỏ bọc thì sẽ có ngày héo úa đi.
Nếu là hạt Đỗ con, em thấy đây là bài học quý giá nhất trong cuộc đời.
i. “Câu chuyện còn giấu kín” đã mang đến một bài học quý giá cho chúng ta về cách ứng xử, con người ta sống thì nên mở lòng với tập thể, không nên sống quá cá nhân.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST