Xác định các đối tượng tiếp nhận chủ yếu của bản Tuyên ngôn Độc lập vào thời điểm tác phẩm ra đời
Câu 2 trang 3 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Xác định các đối tượng tiếp nhận chủ yếu của bản Tuyên ngôn Độc lập vào thời điểm tác phẩm ra đời. Sự ý thức của tác giả về những đối tượng này đã chi phối cách triển khai tác phẩm như thế nào?
Trả lời:
- Đối tượng tiếp nhận chủ yếu mà Tuyên ngôn Độc lập hướng tới:
+ Đồng bào cả nước, nói cách khác là toàn thể nhân dân Việt Nam luôn khát khao tự do, độc lập và đang hân hoan đón chờ lời tuyên bố độc lập của đại diện Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
+ Nhân dân thế giới nói chung, trước hết là lực lượng Đồng minh vừa giành thắng lợi trong cuộc chiến đấu chống lại phe phát xít để bảo vệ loài người.
+ Một số thế lực thực dân, đế quốc đang mưu toan tước đoạt quyền độc lập mà nhân dân ta vừa giành được, trước hết là thực dân Pháp – kẻ đã từng đô hộ Việt Nam suốt hơn tám mươi năm qua.
- Sự ý thức sâu sắc của tác giả về các đối tượng tiếp nhận đó đã chi phối các triển khai tác phẩm trên các mặt sau
+ Tác phẩm được mở đầu bằng hai đoạn trích dẫn từ hai bản tuyên ngôi nổi tiếng của thế giới nhằm chứng tỏ rằng cách mạng Việt Nam đang hướng đến sự vận động chung của xã hội văn minh. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc chinh phục lòng tin của dư luận quốc tế (ngoài ý nghĩa tạo căn cứ pháp lí cho bản tuyên ngôn).
+ Tác phẩm dành một nội dung quan trọng để vạch tội thực dân Pháp, không “khai hoá văn minh” mà bóc lột dân ta tàn nhẫn, không “bảo hộ” được nước ta mà “bán nước ta hai lần cho Nhật”. Nội dung vạch tội này đánh thẳng vào các lập luận mà thực dân Pháp muốn dùng làm chỗ dựa để chuẩn bị quay trở lại xâm lược đất nước ta.
+ Trong khi vạch tội thực dân Pháp, bản tuyên ngôn cũng đã đề cập vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam của lực lượng Việt Minh – một tổ chức đã từng sát cánh với phe Đồng minh trên mặt trận chống phát xít. Điều này có ý nghĩa “ràng buộc” các nước Đồng minh, đòi hỏi họ phải ủng hộ cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của Việt Nam, công nhận sự tồn tại hợp pháp của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
+ Bản tuyên ngôn cũng nêu rõ quá trình đấu tranh giành độc lập rất anh dũng của nhân dân ta. Điều này có ý nghĩa khích lệ rất lớn đối với tính thần yêu nước, chống giặc để bảo vệ tự do, độc lập của toàn dân tộc.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài tập 2 trang 3 hay khác:
- Câu 1 trang 3 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Qua ngôn từ và giọng điệu trong Tuyên ngôn Độc lập, hãy nhận xét về niềm cảm hứng của Hồ Chí Minh khi khởi thảo văn kiện lịch sử đặc biệt này.
- Câu 3 trang 4 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Sơ đồ hoá mạch lập luận được triển khai trong văn bản.
- Câu 4 trang 4 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Vì sao “dân ta đã lấy lại nước Việt Nam tự tay Nhật” mà trong Tuyên ngôn Độc lập, tác giả lại dành một nội dung quan trọng để tố cáo tội ác và sự đê hèn của thực dân Pháp?
- Câu 5 trang 4 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Toàn bộ phần tố cáo thực dân Pháp trong tác phẩm xoay quanh những vấn đề cơ bản nào? Nhận xét về các lí lẽ và dẫn chứng đã được tác giả nêu lên.
- Câu 6 trang 4 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Trong Tuyên ngôn Độc lập, tác giả đã nhiều lần nhắc đến lực lượng Đồng minh, các nước Đồng minh. Điều đó có ý nghĩa gì? Hãy phân tích tầm nhìn của Hồ Chí Minh ở vấn đề này.
- Câu 7 trang 4 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Phân tích mối liên hệ logic giữa hai đoạn văn ở phần cuối của tác phẩm: “Một dân tộc... phải được độc lập!” và “Nước Việt Nam có quyền... và độc lập ấy”.
Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT