Cả hai tác giả đều nói đến vai trò của chữ trong thơ, nhưng triển khai ý tưởng theo hai hướng khác nhau

Câu 2 trang 17 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Cả hai tác giả đều nói đến vai trò của chữ trong thơ, nhưng triển khai ý tưởng theo hai hướng khác nhau. Sự khác nhau đó biểu hiện như thế nào?

Trả lời:

– Đoạn trích 1 gồm hai ý, có thể mô hình hoá cách triển khai như sau:

Tác giả chỉ đánh giá cao những nhà thơ lao động cật lực “đổi bát mồ hôi lấy từng hạt chữ”. Sự trẻ trung (giá trị đích thực) của thơ là ở “nội lực của chữ” (sáng tạo thơ của Lý Bạch, Xa-a-đi, Gớt, Ta-go; câu nói của Pi-cát-xô là những bằng chứng tiêu biểu) → Chính “chữ” là yếu tố quyết định một người có thực sự xứng danh là “nhà thơ hay không (ý tưởng “Chữ bầu lên nhà thơ” của Gia-bét, việc đánh giá Vích-to Huy-gô – một nhà thơ nổi tiếng – qua câu nói “Vích-to nhiều lần tưởng mình đi là Huy-gô” được dùng như những bằng chứng).

– Đoạn trích 2 cũng có hai ý, được triển khai theo mô hình:

Chữ và tiếng trong thơ có một giá trị khác rất kì diệu, ngoài giá trị ý niệm (câu thơ “Chim hôm thoi thót về rừng” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du; câu “Ý tại ngôn ngoại” mà người xưa dùng để nói về thơ là những bằng chứng tiêu biểu) → Cái kì diệu của chữ trong thơ là ở nhịp điệu (không phải là nhịp điệu bằng bằng B trắc trắc lên bổng xuống trầm bên ngoài, mà là nhịp điệu bên trong tạo nên bởi hình ảnh, tình ý, tâm hồn).

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài tập 7 trang 17 hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 12 Kết nối tri thức khác