Tóm tắt các sự kiện được kể trong văn bản nhận xét về cách đặt nhan đề của văn bản

Câu 1 trang 31 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Tóm tắt các sự kiện được kể trong văn bản; nhận xét về cách đặt nhan đề của văn bản.

Trả lời:

1) Về những sự kiện chính trong truyện Đời thừa, có thể liệt kê:

- Là một nhà văn nghèo, giàu mộng ước nhưng cũng giàu tình thương, Hộ dang tay cứu vớt cuộc đời của Từ và đứa con riêng của Từ, cưới Từ làm vợ, chu toàn đám tang khi mẹ Từ mất,...

- Hộ phải làm việc cật lực để nuôi sống một gia đình ngày càng đông, do đó anh phải viết nhanh, viết nhiều một cách cẩu thả và điều này trái với lương tâm anh.

- Đau đớn nhận ra hoài bão văn chương chính đáng, cao đẹp càng ngày càng xa vời, bản thân ngày càng chìm sâu vào cảnh sống “đời thừa”, Hộ sinh ra cáu gắt, tìm rượu giải buồn,... và nhiều khi đối xử phũ phàng, vô lí với vợ con. Cứ sau mỗi lần như vậy, Hộ đều tự trách mình, tự hứa với mình sẽ thay đổi, yêu thương vợ con hơn. Nhưng rồi Hộ vẫn “chứng nào, tật đó”.

- Một lần, Hộ đi lĩnh nhuận bút, dự định sẽ về sớm để cùng ăn cơm với gia đình. Nhưng khi nghe tin có một cuốn truyện khá tầm thường mới được dịch ra tiếng Anh, nhân mới lĩnh tiền, anh lại cùng bạn quá chén, sa đà đàm đạo và sa đà vào cuộc say. Về đến nhà trong cơn say, anh lại trút buồn giận lên người vợ đáng thương.

- Khi tỉnh rượu, Hộ rất ân hận về cách hành xử phũ phàng, vô lí của mình. Nhìn hình ảnh người vợ gầy guộc, xanh xao nằm ôm con ngủ trong dáng vẻ khổ não trên chiếc võng, lòng Hộ lại trào lên tình yêu thương, niềm ân hận. Anh tự mắng nhiếc mình và bật khóc.

- Truyện kết thúc bằng câu hát ru buồn của Từ.

2) Về nhan đề Đời thừa

- “Đời thừa” là một cụm từ được tạo ra bởi cách kết hợp độc đáo, chỉ tình trạng sống của con người không được xem là có giá trị, sống vô ích, vô vị…

- Nhan đề này rất phù hợp với nội dung tự nhận thức của nhà văn Hộ về tình trạng sống của bản thân nhân vật này trong văn bản truyện. Hộ vòn là nhà văn có hoài bão, có nhân cách, chỉ vì gánh nặng cơm áo, gia đình, đành phải gác lại hoài bão, tự thấy mình đã và đang đánh mất giá trị, ý nghĩa trong cuộc đời mình, đề sống vô ích, tầm thường như một “kẻ bất lương” một “thằng khốn nạn”. Hơn ai hết, anh hiểu rằng đó chính là tình trạng “đời thừa”, sống mà như đã chết – một cái chết về mặt tinh thần, gắn với bi kịch tình thần đau đớn.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 2 Đọc trang 21, 22, 31, 32 hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 12 Chân trời sáng tạo khác