Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới trang 29 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1
Câu 8 trang 29 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“22.11.1971
[...] Những ngọn nến nhấp nháy trên sườn đồi là lô cốt địch. Còn những bảng đen ngòm kia là thằng Mỹ – Hãy cho chúng no đòn. Đồng đã đi qua mùa gặt. Hương lúa chia đều khắp các nhà và trăng lên sớm cho sân kho nhộn nhịp. Rơm còn phơi đầy trên ruộng, rơm gác lên đống rạ, mềm đi vì sương sớm... Dạo mới đến đây, rừng thả hạt dẻ lăn lách tách trên đồi. Còn bây giờ, lại mùa hoa dẻ. Hoa dẻ rừng trắng pha vàng như hoa nhãn, như hoa hồng bì... Cả rừng như mở ra cho vô vàn mùi hương lạ lùng thì thào cùng anh bộ đội.
Đàn dê đi lẫn trong vạt cây thấp, cây mua lá xanh mềm như nhung , cây khế rừng lá tím,… Tiếng chuông thơ ngây trên cổ lũ dê rung lên bỡ ngỡ, tưởng chừng như giọt nhựa ứ ra và cuộn thành giọt, rơi từ tốn. Đó là những ống đếm thời gian của rừng già…..
Đêm rủ bức màn lốm đốm sáng, đồi chìm vào chân mây, đất và trời bị xoá nhoà ranh giới... Còn anh bộ đội thì hồi hộp đợi chờ. Lần bắn thứ hai trong đời lính.
Anh hãy nghĩ: Kia đúng là thằng Mỹ, là kẻ thù và ghìm súng vào ngực nó. Đừng lo bắn vào quả tim người, chúng nó chẳng có tim đâu!
Anh hãy nghĩ: Cuộc sống yên lành và ngân nga như lời thơ kia bị cào xé bởi ánh lửa ghê tởm trước mắt anh.
Hãy đứng trong chiến hào của đời mà bắn!
Sương dày nên đạn chưa căng. Tiếng nổ không chát chúa mà âm âm. Đèn vỡ tung, đạn xuyên qua phao dầu, đạn phá rách toang bia. Phải như thế, mới hả căm thù!
Thủ trưởng bảo: Ta bắn giỏi không phải như anh chàng trong “Hoa diếp dại”. Đạo đức cách mạng của người Việt Nam khác thế.
Tự hào lắm, khi được lang thang trên mảnh đất Mẹ hiền này và bảo vệ nó. Còn ai hạnh phúc hơn ta nữa. Trang sách của cuộc đời chưa mở cho ta, nhưng mới ghé mắt nhìn, ta đã ngây ngất cả người...
23.11.1971
Sắp từ biệt đây rồi... Một ngày lặng gió, nhưng lá bạch đàn vẫn líu ríu ở đầu cây. Ôi, Tân Yên, vùng đồi trung du của dân ca quan họ, của tấm lòng cởi mở chân tình...
Tới đây từ 1.10, thế mà đã gần hai tháng. Hai tháng đi qua cái cửa tre quen thuộc, cái thanh tre chống khung cửa dưới dốc, cái hàng rào dứa khi mình đến, còn lưu lại vài quả chín vàng, thơm lựng...
Ta muốn thăm lại thị trấn Nhã Nam, quả bàng chín rụng, thăm hòm thư của bưu điện giấu một niềm tâm sự, một lời thủ thỉ... Ta muốn lại ngôi trong quán nước, gặp bà hàng nhai trầu bỏm bẻm, muốn đi qua sân bóng, muốn vào thăm mái lều san sát của bãi chợ ồn ào...
Ta muốn vào thăm nhà bên kia đồi, có cái xe bò và có anh chàng canh đối dẻ, thăm cụ già mù bật ngón trên cái kèn đưa người ra ruộng... Muốn đi trên cái dốc “hết ý” của ngày gánh lúa giúp dân...
Ta muốn mãi ngồi trên “đồi Mặt Trời” để sớm sương tan, Mặt Trời tròn đỏ ôm lấy ta mà bay lên... Muốn mãi ngồi trong bếp của bà, nghe bà kể chuyện. Cháu đun nước cho bà, bà khen cháu ngoan đi...
Nhớ lắm, nơi này, những con người ở đây... Ta cúi chào tất cả. Từ biệt Tân Yên, núi đồi và bạch đàn...
Đất này, tuyệt đẹp. Núi sông này vây bọc lấy đồng bằng đâu phải tôi bom cho quán thù trút lửa! Và con đò mộc đi trong lời thơ đâu phải mục tiêu cho kẻ thù bắn phá.
Hãy khoan đến ngửa tay cầu trời ban cho một bông tuyết trắng. Đêm buông yên lặng cho đôi chim tình tự, cho cây cỏ bình yên trỗi dậy và cho cả anh bộ đội chuẩn bị lên đường.
Cháu Oanh và cháu Quế đã ngủ rồi. Bà và chị Nhàn cũng ngủ... Ôi ta xa rời ngôi nhà ấm cúng còn phảng phất khói hương này. Mười năm sau sẽ có biết bao thay đổi. Ta có được trở về thăm lại gốc chè xanh của bà, thăm luỹ tre vừa gieo mầm trong tháng... Lúc đó, sẽ khác nhiều và cuộc đời chắc đẹp, chắc thơ gấp bội.
Tháng hai, bà trở lại Thái Bình. Cháu lại đi với mối thù thằng Tây mũi lõ, thằng Tây quấn thừng đã làm một đời bà khổ. Khi thắng lợi trở về chắc bà không còn nữa. Song, đời bà đã mấy mươi lần tiễn các con đi... Chị Nhàn vất vả mà vui, ấy, người phụ nữ đảm đang có chồng là liệt sĩ. Khuya thế này chị còn đi đâu, ánh đèn bão lung linh sau hàng râm bụt... Ừ, như thế, những tâm hồn cao thượng đang nằm nghỉ, ngày mai, họ lại viết tiếp lịch sử của loài người.
Ta bỗng nhớ xa xôi đến đỉnh màn thân yêu, mùa hè thì nóng, mùa đông thì lạnh. Nhớ vườn mía mùa này ngọn gió cũng mang vị ngọt...
Ta nhớ bạn, nhớ Lăng, Hậu, Hải, nhớ từ thẳng Kiểm đến dáng người xa lạ ta gặp ở bến xe... Đêm nay có phải là đêm chuẩn bị hành quân vào trong ấy, mà kỉ niệm thức dậy. Ngồi trầm tư trước ngọn đèn...
Mai, Minh đi tiền trạm. Tế vẫn đau bụng rồi hành quân ra sao. Củi không hiểu đã đủ chưa, sáng mai đi lấy gạo. Cải nhổ được rồi đấy, cân cho nhà bếp là vừa... Linh kinh lắm, nhưng gọn biết bao, chỉ day dứt là cái lòng anh Đất này, Tân Yên...
Em đừng khóc, các anh đi rồi lại trở về mà. Lau nước mắt đi em. Ta là người Việt Nam, sống trên đất nước Việt Nam...
“Đất nước của những người con gái con trai
Đẹp như hoa hồng, cứng hơn sắt thép
Lúc chia tay không hề rơi nước mắt
Nước mắt chỉ dành cho ngày gặp mặt... ”
(Nguyễn Văn Thạc, Mãi mãi tuổi hai mươi, NXB Thanh niên, 2005)
a) Chỉ ra đặc điểm cơ bản của thể loại nhật kí được thể hiện ở văn bản trên.
b) Chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau giữa cái “tôi” tác giả trong văn bản trên với cái “tôi” tác giả trong đoạn trích Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm (SGK Ngữ văn 12 tập một).
Trả lời:
a) Có thể chỉ ra những đặc điểm của thể loại nhật kí trong văn bản như sau:
– Tính phi hư cấu biểu hiện ở những ghi chép theo thứ tự ngày tháng (22.11.1971, 23.1.1971).
– Tính xác thực ở thời gian, không gian (vùng đất đơn vị đóng quân, hành quân, tập luyện,...) mà tác giả (người xưng “ta” hoặc “anh bộ đội”,...) đã trực tiếp tham gia và trải nghiệm.
– Thủ pháp miêu tả kết hợp với trần thuật tái hiện chân thực và sinh động tình yêu, niềm tự hào của tác giả đối với đất nước, con người và bản thân mình trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh (ví dụ: “Tự hào lắm, khi được lang thang trên mảnh đất Mẹ hiền này và bảo vệ nó. Còn ai hạnh phúc hơn ta nữa; Ôi, Tân Yên, vùng đồi trung du của dân ca quan họ, của tấm lòng cởi mở chân tình...).
– Ngôn ngữ giàu chất thơ (miêu tả và biểu cảm), sử dụng chủ yếu lời văn độc thoại để bộc lộ suy nghĩ cá nhân của người viết.
b) Có thể chỉ ra điểm giống nhau giữa cái “tôi” tác giả của hai văn bản ở những điểm sau:
– Những người trẻ tuổi yêu nước, dũng cảm, tự nguyện xông pha nơi lửa đạn chiến trường khi cả dân tộc quyết tâm bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc.
– Có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế; sâu nặng tình yêu thương với gia đình, bạn bè, đồng bào và quê hương.
– Những nhân cách cao đẹp của nhân dân và thời đại.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Nhật kí Đặng Thùy Trâm hay khác:
- Câu 1 trang 28 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Dòng nào dưới đây nêu sát nhất chủ đề của văn bản?
- Câu 2 trang 29 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Thông tin nào dưới đây không phải là đặc điểm thể loại của văn bản trên?
- Câu 3 trang 29 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Câu văn nào dưới đây sử dụng thủ pháp miêu tả?
- Câu 4 trang 29 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Dòng nào dưới đây nêu đúng các đặc điểm ngôn ngữ của văn bản trên?
- Câu 5 trang 29 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: (Câu hỏi 3, SGK) Tính phi hư cấu của đoạn trích Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm được thể hiện ở những yếu tố nào? Điều đó có tác dụng gì đối với nội dung của văn bản?
- Câu 6 trang 29 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: (Câu hỏi 4, SGK) Hãy chỉ ra một đoạn văn sử dụng kết hợp thủ pháp miêu tả với trần thuật trong văn bản. Việc kết hợp các thủ pháp đó mang lại tác dụng gì?
- Câu 7 trang 29 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: (Câu hỏi 6, SGK) Theo em, văn bản trên có ý nghĩa như thế nào đối với thế hệ trẻ ngày nay?
Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều