Làm rõ đặc điểm của hài kịch qua các văn bản trong Bài 2

Câu 4 trang 54 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: (Câu 3, SGK) Làm rõ đặc điểm của hài kịch qua các văn bản trong Bài 2.

Trả lời:

* Đặc điểm của hài kịch:

- Hài kịch sử dụng tiếng cười để chế giễu, phê phán, châm biếm, đả kích những thói hư tật xấu, cái nhố nhăng, lố bịch, kệch cỡm, lỗi thời,... trong đời sống.

VD: Tác phẩm “Quan thanh tra”, tiếng cười trong đoạn trích đã lên án thói hư tật xấu của bọn quan lại, lộ rõ bản chất của người cầm quyền. Bởi vậy thông qua tiếng cười đã đưa đến nhiều giá trị. Tiếng cười bộc lộ sự ngu dốt và nạn tham nhũng của giới cầm quyền

- Xung đột trong hài kịch thường là mâu thuẫn giữa cái xấu (cái thấp hèn) với cái tốt (cái đẹp, cái cao cả), cũng có khi là mâu thuẫn giữa cái xấu với cái xấu.

VD: Trong Người lái buôn thành Vơ-ni-dơ, xung đột xảy ra giữa hai nhân vật đại diện cho hai trường phái : Sai-lốc và Antonio. Sai-lốc đại diện cho sự xấu xa, tính toán, gian manh >< Antonio đại diện cho chính trực, lương thiện, tốt bụng.

- Nhân vật trong hài kịch thường có sự không tương xứng giữa thực chất bên trong và hành động bên ngoài, giữa suy nghĩ và hành động, lời nói và việc làm, phẩm chất, năng lực và vị trí xã hội,... hoặc có thói quen, tính cách, ứng xử,... trái với lẽ thường; vì vậy thường trở nên lố bịch, hài hước, đáng cười.

VD: Trong Người lái buôn thành Vơ-ni-dơ, Sai-lốc không có sự tương xứng giữa thực chất bên trong và hành động bên ngoài. Ông ta ra vẻ như mình là một người đề cao công lý, công bằng và luật lệ nhưng thực chất bên trong ông ta chỉ muốn thực hiện mục tiêu ích kỉ cá nhân của mình, đó là giết Antonio.

- Hành động trong hài kịch là toàn bộ hoạt động của nhân vật (lời thoại, cử chỉ, điệu bộ, hành vi,...) tập trung bộc lộ thói tật, tính cách đáng cười của nhân vật hài kịch.

VD: Trong đoạn trích Tiền tội nghiệp của tôi ơi, các hoạt động của nhân vật nhằm tập trung bộc lộ thói hà tiện, keo bẩn, tham lam. Như việc vừa muốn cất tiền vừa muốn sinh lời. Vì nỗi sợ lộ chỗ giấu tiền quá lớn mà tự mình suy nghĩ và nói ra chỗ giấu tiền, điều muốn cất giấu lại nói ra mồm. Thậm chí trong cách chọn nơi giấu tiền đã là yếu tố gây hài khi ông ta nghĩ rằng các loại tủ sắt đều đáng ngờ, vì vậy chôn tiền ngoài vườn an toàn hơn cất ở tủ sắt.

- Ngôn ngữ trong hài kịch bao gồm lời thoại (đối thoại, độc thoại, bàng thoại) và chỉ dẫn sân khấu. Tác giả thường sử dụng ngôn ngữ gần với đời sống và các biện pháp như: chơi chữ, nói lái, nói lắp, nhại,…

VD : Tác phẩm Loạn đến nơi rồi, rất nhiều câu thoại có chỉ dẫn sân khấu như :

“Bà Xoa (vồn vã) Thế nào…đã lâu không về..”

“Mai (nói từ dưới) Con đương dở tay.”

- Kết cấu của văn bản hài kịch cũng được chia thành các hồi, lớp, cảnh,... Hệ thống nhân vật được tổ chức theo quan hệ đối lập để làm nổi bật xung đột.

VD: Trong hài kịch Quan thanh tra, được trích từ lớp VIII của vở kịch. Cuối tác phẩm, có sự xuất hiện của “lớp cuối cùng”. Trong đoạn trích cũng có chia ra các hồi, các lớp.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1 hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 12 Cánh diều khác