Trong bài tựa Truyện Kiều, sau khi nhận định Nguyễn Du là người có con mắt trông thấu cả sáu cõi
Câu 6 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Trong bài tựa Truyện Kiều, sau khi nhận định Nguyễn Du là người “có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả ngàn đời”, Mộng Liên Đường chủ nhân cho rằng:” người đời sau thương người đời nay, người đời nay thương người đời xưa, hai chữ tài tình thật là một cái thông luy của bọn tài tử trong gầm trời và suốt cả xưa nay vậy”. Theo bạn, có thể gắn các ý kiến trên với bài Độc Tiểu Thanh kí không? Vì sao?
Trả lời:
- Trong bài tựa Truyện Kiều, Mộng Liên Đường chủ nhân đã liên hệ từ việc Thuý Kiều khóc thương người hồng nhan bạc mệnh đời trước là Đạm Tiên, đến việc Nguyễn Du thương cảm cho số phận nàng Kiều thời xưa để bình luận về cái “thông lụy” (mối lụy chung) của người tài tử.
- Nguyễn Du trong Độc Tiểu Thanh kí xót thương cho người đời trước là Tiểu Thanh và thương cho thân phận mình, đồng nhất thân phận của mình với thân phận kẻ hồng nhan (“Cái án phong lưu khách tự mang”). Từ đó, nhà thơ dự cảm và việc người đời sau, theo lẽ “đồng bệnh tương liên, hẳn có kẻ khóc thương cho Tố Như – người có tấm lòng “biệt nhỡn liên tài”, với nỗi đau của người trong cuộc dành cho những số phận tài tử, hồng nhan, bất hạnh. Tuy câu thơ của Nguyễn Du có ý cảm thán về số phận tự thán, nhưng hoàn toàn có cơ sở để gắn kết cảm xúc, tâm sự, dự cảm ấy với ý kiến khái quát rất sâu sắc mà Mộng Liên Đường chủ nhân đã viết trong bài tựa Truyện Kiều.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 11 Bài tập 6 trang 6 hay khác:
- Câu 1 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Giải thích ý nghĩa của từ “cổ kim” trong nguyên văn. Ý nghĩa của từ này gợi cho bạn hiểu về triết lí của tác giả trong câu thơ như thế nào?
- Câu 2 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Theo logic ý của câu 6, cụm từ “ngã tự cư” (ta tự đặt mình vào, ta tự ở trong,...) ở vế sau của câu thơ có thể giúp bạn giải thích nghĩa của từ “phong vận” ở vế đầu câu thơ là nói về ai?
- Câu 3 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Hãy chỉ ra biểu hiện thất niêm trong câu 7. Bạn có nhận xét gì về hiện tượng này?
- Câu 4 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Có ý kiến cho rằng, nội dung câu 6 của bài thơ rất gần gũi với cảm xúc của nhà thơ Bạch Cư Dị (Trung Quốc) khi thể hiện sự đồng cảm với người ca nữ ở bài Ti bà hành: “Đồng thị thiên nhai luân lạc nhân” (Ta và nàng cùng chung số kiếp luân lạc nơi góc biển chân trời). Hãy bình luận ngắn gọn về ý kiến trên.
- Câu 5 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: So sánh nội dung của hai câu kết với bản dịch thơ của Vũ Tam Tập được giới thiệu trong SGK, chỉ ra điểm khác biệt giữa nguyên văn và bản dịch.
Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT