Đọc văn bản sau của Nguyễn Công Trứ và cho biết những điểm tương đồng về tư tưởng
Câu 6 trang 22 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Đọc văn bản sau của Nguyễn Công Trứ và cho biết những điểm tương đồng về tư tưởng, phong cách sống của tác giả so với Bài ca ngất ngưởng:
ĐI THI TỰ VỊNH
Đi không há lẽ trở về không,
Cái nợ cầm thư phải trả xong.
Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt,
Dở đem thân thế hẹn tang bồng.
Đã mang tiếng ở trong trời đất,
Phải có danh gì với núi sông.
Trong cuộc trần ai ai dễ biết,
Rồi ra mới biết mặt anh hùng.
(Thơ văn Nguyễn Công Trứ, NXB Văn học, Hà Nội, 1983, tr. 84)
Trả lời:
Những điểm tương đồng giữa văn bản Đi thi tự vịnh với Bài ca ngất ngưởng:
- Tư tưởng lập thân, lập nghiệp: quyết trả xong “nợ cầm thư”, tự hào về bản thân khi đỗ thủ khoa kì thi Hương.
- Tâm hồn phóng khoáng, ý thức về giá trị cá nhân: luôn mong muốn cuộc sống điền viên thanh thản (“Không Phật, không tiên, không vướng tục”; “Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt”;...); làm quan nhưng khảng khái tự tại, không chịu lu quan trường.
- Phong cách sống mạnh mẽ, thực thi bổn phận với non sông: xứng danh kẻ anh hùng, sống có trách nhiệm, sẵn sàng vì đời thế mà hành động (“Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng”; “Phải có danh gì với núi sông”..).
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 11 Bài tập 1 trang 21, 22 hay khác:
- Câu 1 trang 21 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Tra từ điển, giải thích nghĩa của từ“vũ trụ”. Theo bạn, trong số các phương án sau đây, phương án nào phù hợp nhất với nghĩa của từ”vũ trụ” được tác giả sử dụng trong câu thơ đầu tiên?
- Câu 2 trang 21 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Từ “lược thao” trong cụm từ “sách lược thao” ở bài Bình Ngô đại cáo (đọc lại cước chú số 2 – Ngữ văn 10, tập hai, tr. 14) và từ “thao lược” trong cụm từ “gồm thao lược” ở câu thơ thứ tư của bài thơ Bài ca ngất ngưởng có ý nghĩa, cách dùng giống và khác nhau như thế nào?
- Câu 3 trang 21 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Lập bảng để thống kê các sự kiện chính trong cuộc đời; chức vụ, công việc, hành động của tác giả và nêu nhận xét.
- Câu 4 trang 21 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Tác giả có nói đến việc “vào lồng” ở câu thơ thứ hai, vậy ý thơ nào cho biết việc tác giả “ra khỏi lồng”? Qua việc đọc bài thơ và từ những hiểu biết về Nguyễn Công Trứ, hãy bình luận về tâm thế, cách ứng xử của tác giả ở từng thời điểm và trước các sự kiện mang tính dấu mốc trong cuộc đời mình.
- Câu 5 trang 21 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Phong cách “ngông” “ngất ngưởng” thể hiện thái độ sống, ý thức sống của tác giả như thế nào ở hai chặng: khi làm quan và lúc về hưu? Khái quát về sự thống nhất của phong cách ấy.
Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT