Thông qua câu chuyện mang tính phổ quát về tình yêu, nhân vật trữ tình đã bộc lộ rất sắc nét cá tính
Câu 3 trang 19 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Thông qua câu chuyện mang tính phổ quát về tình yêu, nhân vật trữ tình đã bộc lộ rất sắc nét cá tính, tính cách của mình. Hãy làm rõ điều này qua phân tích khổ thơ sau:
Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu, về đâu
Trả lời:
- Khổ thơ đã cho ta thấy quy luật tất yếu của cuộc sống và tình yêu. Chỉ những con thuyền lênh đênh trên sóng gió mới biết được biển khơi bao la đến nhường nào. Chỉ có những con sóng mới có thể hướng thuyền đến bến bờ mong đợi, đưa thuyền đi muôn nơi. Biển không nắm bắt được chính mình nhưng luôn sẵn sàng dùng sự mênh mông, rộng lớn của mình để che chở thuyền. Con người trong tình yêu cũng vậy. Giữa hai người đang yêu bao giờ cũng tồn tại một sợi dây linh diệu kết nối hai tâm hồn. Ta có thể không hiểu được mình nhưng luôn chờ đợi được thấu cảm từ đối phương và ngược lại.
- Khổ thơ có điệp từ “Chỉ” khiến cách diễn đạt toàn khổ mang màu sắc tuyệt đối hóa, gần như cực đoan. Qua đó, ta thấy được sư quyết liệt, mạnh mẽ, tự tin với tình yêu của mình và thấu hiểu bản chất của tình yêu trong con người nhân vật trữ tình.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 11 Bài tập 3 trang 19, 20 hay khác:
- Câu 1 trang 19 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Dựa vào vốn hiểu biết văn học của mình, hãy nêu một số cặp hình ảnh mang tính chất ẩn dụ thường xuất hiện trong thơ nhằm biểu đạt sự thắm thiết của tình lứa đôi. Từ đó, trình bày ý kiến của bạn về cặp hình ảnh thuyền – biển trong bài thơ Thuyền và biển của Xuân Quỳnh.
- Câu 2 trang 19 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Bạn hiểu như thế nào về điều tác giả muốn biểu đạt qua hai câu thơ: “Thuyền đi hoài không mỏi/ Biển vẫn xa... còn xa”?
- Câu 4 trang 19 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Người đang yêu thường giải thích thế giới theo nhãn quan (hay cách nhìn riêng) của tình yêu. Hãy tìm trong bài thơ những ý, những câu có thể chứng minh cho nhận xét đó.
- Câu 5 trang 20 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Khi chọn bài thơ Thuyền và biến của Xuân Quỳnh đế phổ nhạc, các nhạc sĩ như Phan Huỳnh Điều, Hữu Xuân đã “bỏ qua hai câu đầu, chưa kể việc không sử dụng một số câu, đoạn khác. Theo bạn, điều đó có thể tác động trở lại tới cách nhìn nhận của độc giả về tiếng nói trữ tình trong bài thơ như thế nào? Hãy lí giải điều này.
Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT