Nêu suy nghĩ của bạn về việc tác giả đổi tên ban đầu của bài thơ là Chiều trên sông thành Tràng giang
Câu 1 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Nêu suy nghĩ của bạn về việc tác giả đổi tên ban đầu của bài thơ là Chiều trên sông thành Tràng giang (Lưu ý: Xem lại phần giới thiệu về bài thơ ở trong SGK Ngữ văn 11, tập một, tr. 60).
Trả lời:
- Bài thơ ban đầu có nhan đề là “Chiều bên sông” gắn liền với bút pháp tả thực cụ thể. “Chiều trên sông” là một cụm từ thuần Việt gợi cảnh chiều tà lãng đãng trên dòng sông.
- Về sau, nhà thơ đổi thành “Tràng giang”:
+ Âm hưởng của từ Hán – Việt gợi sắc thái trang trọng, cổ điển, xa xăm; gợi liên tưởng đến dòng sông Trường Giang trong thơ Đường – một dòng sông muôn thủa, vĩnh hằng, trong tâm tưởng. → Con sông trong bài thơ là con sông vĩnh hằng của lịch sử, văn hóa, chảy trôi qua bao thế hệ, cuộc đời.
+ Cách gọi sáng tạo của nhà thơ với điệp âm “ang” đứng cạnh nhau tạo dư âm vang – xa – trầm – lắng – mênh mang. Con sông không chỉ dài mà còn rộng bát ngát, mênh mông. → Không gian mang tầm vũ trụ.
+ Dòng sông mang nghĩa khái quát nỗi niềm, tâm tư của con người VN giai đoạn trước 1945.
=> Nhan đề Tràng giang có màu sắc trừu tượng, mơ hồ, thích hợp với bài thơ chứa đựng những suy tư mang tầm khái quát. Ngoài ra, việc đổi tên bài thơ đã phản ánh quá trình tác giả hoàn thiện, nâng cấp bài thơ, biến các hình ảnh thơ cụ thể cảm tính thành những hình ảnh mang tính biểu tượng, có hàm ý sâu xa.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 11 Bài tập 2 trang 9 hay khác:
- Câu 2 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Theo bạn, để thể hiện một nội dung cảm xúc và triết lí như đã có ở bài Tràng giang, trong hai thể thơ lục bát và bảy chữ, việc sử dụng thể thơ nào tỏ ra phù hợp hơn? Vì sao?
- Câu 3 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Hãy chỉ ra những yếu tố đưa đến âm điệu buồn bao trùm bài thơ.
- Câu 4 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Phân tích tính tượng trưng của một số hình ảnh nổi bật trong bài thơ.
- Câu 5 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Nêu suy nghĩ của bạn về sự khác biệt giữa nửa đầu và nửa sau của từng khổ thơ trong bài xét theo phạm vi quan sát – suy tưởng. Hiện tượng có “quy luật” này nói lên điều gì về cấu tứ của bài thơ?
- Câu 6 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Trong một số bản in bài thơ Tràng giang, từ dợn dợn trong câu “Lòng quê dợn dợn vời con nước” thường bị chép sai là “dờn dợn” hoặc “rờn rợn” (Điều này khiến tác giả thấy phiền lòng và đã lên tiếng đính chính). Theo bạn, từ “dợn dợn” có điểm gì đặc biệt khiến nó không thể thay thế được?
Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
SBT Ngữ văn 11 Bài 1: Câu chuyện và điểm nhìn trong truyện kể
SBT Ngữ văn 11 Bài 4: Tự sự trong truyện thơ dân gian và trong thơ trữ tình
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT