SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức Bài tập 2 trang 8

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Bài tập 2 trang 8 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 11.

Bài tập 2 trang 8 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Bạn dự kiến sẽ phân tích ví dụ nào khi tham gia cuộc thảo luận trong nhóm học tập về nét khác biệt nói chung giữa truyện ngắn trung đại và truyện ngắn hiện đại? Hãy ghi tóm tắt những ý phân tích đó.

Trả lời:

1. Bảng so sánh nét khác biệt của truyện ngắn trung đại và truyện ngắn hiện đại

 

Truyện ngắn trung đại

Truyện ngắn hiện đại

Nội dung

- Nội dung bị giới hạn, gò bó trong phạm vi nhất định, bị tiêu khiển bởi lễ giáo xã hội phong kiến.

- Chỉ đề cập đến một góc khuất nhỏ trong cuộc sống.

- Chủ yếu để bày tỏ chí, tỏ lòng.

- Nội dung phong phú, hấp dẫn người đọc.

- Có cái tôi cá nhân và giác ngộ lí tưởng cách mạng.

- Cách viết hiện đại, đề cập nhiều góc khuất của xã hội chân thực.

Nghệ thuật

- Mang tính ước lệ tượng trưng, có điển tích, điển cố, tuân theo các truyền thống, săp đặt sẵn.

- Không có quan điểm cá nhân.

- Góc nhìn mở rộng, không bị ràng buộc bởi lễ nghi, lễ giáo.

- Biểu lộ cái tôi, quan điểm cá nhân vào bài viết.

2. Phân tích ví dụ

Truyện ngắn trung đại: Chuyện người con gái Nam Xương

Truyện ngắn hiện đại: Vợ nhặt

* Giống nhau:

- Gửi gắm được tình cảm, sự cảm thông, tư tưởng của tác giả.

- Gồm 2 nội dung chính: Nhân đạo, hiện thực.

* Khác nhau:

- Nội dung:

+ Chuyện người con gái Nam Xương: Chỉ để cập đến góc khuất là vị trí, oan khuất của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, chưa đưa được quan điểm cá nhân về hướng giải quyết vào trong tác phẩm. Câu chuyện vẫn mang nặng tư tưởng phong kiến (phụ nữ theo chồng, không có tiếng nói, không tự bảo vệ được mình; mê tín, lễ giáo;...).

+ Vợ nhặt: Tình huống truyện hiện đại, hấp dẫn. Đề cập đến góc khuất của xã hội một cách chân thực. Tác giả đưa cái tôi cá nhân là hướng nhân vật đến giác ngộ lí tưởng cách mạng.

- Nghệ thuật:

+ Chuyện người con gái Nam Xương: Câu chuyện chỉ được viết theo điểm nhìn của người kể, trình tự kể theo trình tự thời gian, ngôn ngữ khách quan thuần túy. Truyện có tính ước lệ tượng trưng, sử dụng nhiều điển tích, điển cố.

+ Vợ nhặt: Câu chuyện thay đổi điểm nhìn linh hoạt, trình tự kể chuyện xáo trộn theo dụng ý của người viết, ngôn ngữ đan xen giữa khác quan và chủ quan. Góc nhìn mở rộng, không bị ràng buộc bởi lễ nghi, lễ giáo.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 11 Bài 1: Câu chuyện và điểm nhìn trong truyện kể hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 11 Kết nối tri thức khác