Thực hiện đề bài sau: Đề bài: Tình huống: Hưởng ứng Tháng Thanh niên, Đoàn trường phát động cuộc thi viết với chủ đề
Câu 5 trang 26 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Thực hiện đề bài sau:
Đề bài: Tình huống: Hưởng ứng Tháng Thanh niên, Đoàn trường phát động cuộc thi viết với chủ đề “Tuổi trẻ cần...”.
Nhiệm vụ: Chọn từ ngữ thích hợp điền vào cụm từ “Tuổi trẻ cần...” để tạo thành một phương châm sống phù hợp với người trẻ. Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của bạn về phương châm đó.
Yêu cầu:
- Hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng rõ ràng, thuyết phục.
- Bài viết có trao đổi với ý kiến trái chiều.
- Mở bài và kết thúc ấn tượng.
Trả lời:
Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh để dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách.
Thanh xuân là quãng thời gian đẹp đẽ nhưng lại ngắn ngủ vô cùng của đời người. Để chặng đường ấy trở nên thực sự ý nghĩa, ta phải sống hết mình. Chính vì vậy, nhằm hưởng ứng Tháng Thanh niên, Đoàn trường phát động cuộc thi viết với chủ đề: “Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh để dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách”.
"Bản lĩnh" là có ý chí, quyết tâm, dám làm, dám suy nghĩ. Sống bản lĩnh chính là dám thể hiện khả năng, sở thích của mình, luôn tự tin trong cuộc sống. Bản lĩnh còn được định nghĩa theo nhiều quan điểm của nhiều người. Trong cuộc sống, bản lĩnh tạo nên những nét riêng của mỗi người và người sống có bản lĩnh luôn dám đương đầu với mọi khó khăn trong cuộc sống. Điều này rất quan trọng đối với giới trẻ hiện nay khi sống trong thời buổi này.
Sống có bản lĩnh giúp ta đi đúng đường, đúng hướng đi. Nó như một hành trang tốt khi chúng ta bước ra cuộc đời. Một hướng đi tốt để ta chọn đúng đường tránh được những nguy hiểm, hành trang tốt để ta có đầy đủ những dụng cụ cần thiết để chuẩn bị bước tiếp mà không gặp phải khó khăn, thiếu hụt. Sống bản lĩnh đem lại cho ta nhiều trải nghiệm hay và hiểu biết rõ trong cuộc đời. Khi sống có bản lĩnh ta không chỉ nhận ra những điều quý giá đó mà còn được nhiều người xung quanh yêu mến, quan tâm. Xung quanh ta có rất nhiều những tấm gương tốt, những con người sống có bản lĩnh như câu chuyện của chị Nguyễn Thị Luyện, là một trong những nòng cốt của đội bóng đá nữ Việt Nam đã giúp đội tuyển giành được huy chương vàng Seagame 29. Bố mất sớm, đang tham gia thi đấu thì được tin mẹ mất, thế nhưng chị vẫn vững vàng tinh thần, cống hiến hết mình vì sự nghiệp thể thao của cả nước. Thật là một tấm gương trẻ đáng ngưỡng mộ.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tốt thì vẫn còn tồn tại những điểm xấu, những khuyết điểm. Có những người sống thiếu bản lĩnh. Cuộc sống của họ không được kiên định, sống không có định hướng trong tương lại, thiếu đi mục đích cá nhân, cuộc sống khiến họ cảm thấy cuộc đời nhàm chán và buồn tẻ. Thiếu đi bản lĩnh thì thật sự là một sai lầm. Khi gặp khó khăn thì bỏ cuộc, gặp ngại vật thì bỏ qua bởi vậy họ mới không nhận ra được sau những tảng đá cao nhất lại là một đồi hoa. Dễ dàng sa vào những điều tồi tệ, cuộc sống dễ dàng thay đổi, biến chất. Tuổi trẻ mà không có bản lĩnh hay bồng bột, suy nghĩ không chu đáo, kĩ càng không bao giờ có thể thành công được.
Khi là một học sinh, chúng ta phải biết loại bỏ những điểm sai, những tấm gương xấu. Biết sống có bản lĩnh để dễ dàng đương đầu với mọi khó khăn thử thách, vượt qua được những rào cản để bước tới một tương lai tươi sáng. Khi gặp những tấm gương xấu, biết rút ra cho mình những bài học và nên tránh xa những hành vi thói hư, tật xấu để trở thành những tấm gương, con người tốt, có ích cho xã hội, đất nước phát triển sau này.
Bản lĩnh là không phải là một tố chất có sẵn mà nó còn phải có thời gian kiên trì, nỗ lực rèn luyện bản thân. Sống có bản lĩnh luôn đạt được nhiều điều hay trong cuộc sống, hãy trở thành người có bản lĩnh để có thể tận hưởng cuộc sống một cách tích cực nhất.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 11 Bài 2: Viết hay khác:
- Câu 1 trang 26 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Điền từ ngữ thích hợp vào các chỗ trống trong đoạn sau:
- Câu 2 trang 26 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Chỉ ra những yêu cầu đối với kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội.
- Câu 3 trang 26 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Vẽ sơ đồ tóm tắt bố cục của kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội.
- Câu 4 trang 26 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Sử dụng bảng kiểm kĩ năng viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội để đọc lại và đánh giá bài viết Tầm quan trọng của việc học phương pháp học trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập một, tr. 49 – 50.
Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
SBT Ngữ văn 11 Bài 1: Thông điệp từ thiên nhiên (Tùy bút, tản văn)
SBT Ngữ văn 11 Bài 4: Nét đẹp văn hóa và cảnh quan (Văn bản thông tin)
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST