Hãy nhớ lại cách phân chia bố cục của bài thơ này khi học ở trên lớp
Câu 2 trang 5 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Hãy nhớ lại cách phân chia bố cục của bài thơ này khi học ở trên lớp. Ngoài cách phân chia đó, theo bạn, còn có thể chia bố cục tác phẩm này theo cách nào? Nêu lí do bạn đề xuất cách phân chia như vậy.
Trả lời:
- Xét về nội dung và cảm hứng, dễ nhận thấy bài Dục Thuý sơn có mô hình kết cấu 6/2. Trong đó:
+ sáu câu đầu thiên về tả cảnh, bức tranh núi Dục Thuý;
+ hai câu kết thể hiện cảm xúc hoài niệm của tác giả.
- Ở một góc độ khác, có thể chấp nhận mô hình cấu trúc đề - thực - luận - kết. Trong đó:
+ hai câu đề: giới thiệu chung về cảnh vật;
+ hai câu thực: cảnh đẹp của ngọn núi nhìn từ xa, trên cao;
+ hai câu luận: vẻ đẹp của ngọn núi nhìn từ điểm nhìn cận cảnh;
+ hai câu kết: tâm sự hoài niệm trước cảnh vật; sự “vận động” của ý thơ đi từ chung đến riêng, từ khái quát đến cụ thể, từ ngoại cảnh đến nội tâm.
- Ngoài ra, lại cũng có thể xác định mô hình kết cấu khác là 2/4/2. Trong đó:
+ hai câu đầu: giới thiệu chung về cảnh vật trong “mối quan hệ” với tác giả;
+ bốn câu giữa: bức tranh sơn thuỷ hữu tình;
+ hai câu kết: tâm sự hoài niệm của nhà thơ.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT