SBT Ngữ văn 10 Bài tập 1 trang 12 Kết nối tri thức

Bài tập 1 trang 12 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Đọc Người cầm quyền khôi phục uy quyền (trích Những người khốn khổ của Vích-to Huy-gô), có người cho rằng, cuối cùng thì Gia-ve đã giành lại được uy quyền của mình, lại có ý kiến khẳng định: người khôi phục uy quyền chính là Giăng Van-giăng. Bạn hãy nêu ý kiến của mình về vấn đề trên.

Trả lời:

- Thực tế đã tồn tại hai cách lí giải như để tài đã nêu. Trong đoạn trích, Gia-ve có uy quyền trước Giăng Van-giăng cũng như Giăng Van-giăng có uy quyền trước Gia-ve. Uy quyền đó của từng người đã mất và giờ đây đang được khôi phục, theo cách riêng của mình. Như vậy, vấn đề quan trọng chưa phải ở chỗ xác định ai là người thực sự có uy quyền, mà là ở khả năng lập luận để cho thấy cách hiểu của mình là có cơ sở.

- Nhân vật Gia-ve: Trước sau, Gia-ve vẫn là một viên thanh tra, đại diện cho luật pháp. Với những người phạm pháp (trong đó có Giăng Van-giăng), Gia-ve dường như có quyền uy tối thượng. Quyền uy của Gia-ve đối với Giăng Van-giăng đã bị vô hiệu khi người tù khổ sai trước kia trở thành ông Ma-đơ-len - thị trưởng của thị trấn Mông-tơ-rơi. Nhưng lúc này, tại bệnh xá - nơi Phăng-tin đang được chăm sóc - không còn ông thị trưởng nào cả, mà chỉ có “một thằng ăn cắp” như cách nói đầy đắc thắng của Gia-ve. Vậy chẳng phải Gia-ve đã lấy lại được uy quyền của mình trước Giăng Van-giăng hay sao?

- Nhân vật Giăng Van-giăng: Khi đang là thị trưởng, ông Ma-đơ-len là cấp trên của Gia-ve. Ông có quyền uy lớn trước viên thanh tra Gia-ve (bằng chứng là ông đã can thiệp buộc Gia-ve phải thả Phăng-tin). Nhưng khi Giăng Van-giăng quyết định đầu thú để cứu một người bị oan, thì ông đã chấp nhận trở lại với thân phận người tù vượt ngục, cũng coi như hết mọi uy quyền. Tuy nhiên, trong tình thế bị o ép, có nguy cơ không được thực hiện nghĩa vụ lương tâm trước Phăng-tin, Giăng Van-giăng đã có một hành động bất ngờ: giật thanh sắt cầm trong tay và nói một câu khiến Gia-ve phải run sợ. Vậy, phải chăng, Giăng Van-giăng cũng đã khôi phục uy quyền của mình trước Gia-ve?

* Bài nói mẫu tham khảo:

Xét nhan đề với nội dung của tác phẩm thì chúng ta không thể hiểu một cách bình thường qua câu chữ và nội dung nổi của tác phẩm được. Mà cái ý nghĩa nhan đề nó nầm ở phần chìm của đoạn trích ấy, nó buộc chúng ta phải suy nghĩ. Người cầm quyền và người khôi phục uy quyền ở đây có thể là giăng văn giăng nhưng lại cũng có thể là Gia ve.

Ta có thể nghĩ rằng giăng văn giăng là người cầm quyền và cuối cùng đã khôi phục được uy quyền của mình. Ông với vai thị trưởng Man đơ len và đúng là ông nắm trong tay rất nhiều quyền hành của mình. ông cao hơn hẳn so với Gia ve thế nhưng khi tên mật thám ấy phát hiện ông là một người tù khổ sai mạo danh của thị trưởng thì Giang văn giăng lại trở thành một cấp dưới thuộc quyền của Gia ve. Khi ấy giăng văn giăng đã không còn quyền hành gì cả.

Trong lúc Phăng tin nguy kịch giăng văn giăng đã mất hết quyền và chỉ mong rằng có thể giúp con người khốn khổ kia cho nên cái mà ông khôi phục uy quyền đó chính là hành động cầm thanh sắt và nói nhỏ vào tai Gia ve như muốn xin hắn để cho bà Phăng tin ra đi thanh thản. Hãy để cho con người ấy chết đi mà yên tâm rằng đứa con gái của bà sẽ được cứu thoát. Thế nhưng uy quyền ấy cũng chỉ được có trong chốc lát sau đó cũng đành nói “bây giờ tôi thuộc về anh” với Gia ve. Nói như thế chúng ta thấy được rằng giăng văn giăng lại mất quyền, và lần này là mất thật sự. Vậy là quyền lực ở đây là cái để định đoạn người khác theo pháp luật. Và xét theo pháp luật thì giăng văn giăng – một người tù khổ sai thì chẳng có tí quyền hành nào cả.

Còn Gia ve thì sao? Hắn cũng đại diện cho quyền lực, cũng mất quyền và khôi phục quyền của mình. Hắn biết thị trưởng người trên hắn giống như người tù khổ sai giăng văn giăng nhưng hắn vẫn phải dè chừng. Khi phát hiện ra sự thật thì hắn không phục tùng lễ phép nữa hắn xông đến bệnh viện như một con thú dữ, cười tiếng cười gầm rú và làm cho bà Phăng tin khốn khổ chết đi. Thế nhưng hắn vẫn không mảy may ân hận hay cảm thấy tội lỗi mà vẫn sắc lạnh vói cái ánh mắt như móc câu. Và đến đây thì hắn lấy lại được uy quyền của mình đó là bắt giăng văn giăng đi.

Tuy nhiên ở đây khi nói về giăng văn giăng nhà văn lại dùng những câu văn, những tù ngữ rất hay rất đẹp. thể hiện con người ấy không giống với danh là người tù khổ sai mà là một người rất giàu tình thương và tình nhân ái. Còn nhắc đến con người đại diện cho pháp luật Gia ve kia thì tác giả lại miêu tả hắn giống như một con thú dữ với cái điệu cười như thú gầm ánh mắt thì như móc câu cứ như muốn ăn tươi nuốt sống con mồi. Vậy thì tại sao lại thế? Rõ ràng một người đại diện cho pháp luật thì hẳn phải tốt đẹp, người tù hẳn phải xấu xa chứ thế mà ở đây lại bị đảo ngược như vậy. Và qua nội dung đoạn trích thì ta thấy được nhân vật giăng văn giăng là nhân vật chính. Ở đây ta còn thấy một ý nghĩa sâu xa khác mà chúng ta phải suy nghĩ. Đó chính là cái thiện và cái ác. Đối với Giăng Van giăng thì anh đại diện cho cái thiện, anh là một người tù nhưng là do xã hội bất công gây nên. Anh luôn thương yêu những người trong xã hội. Anh sẵn sàng ăn trộm bánh ngọt cho em bé đói nghèo, anh đóng giả thị trưởng để đem đến niềm tin cho Phăng Tin. Còn Gia ve kia chính là cái ác. Hắn đai diện cho pháp luật nhưng tâm địa thì quả thật không khác nào một con thú.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác