Tác giả có thái độ như thế nào đối với vấn đề bản sắc
Câu 7 trang 28 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: (Câu hỏi 5, SGK) Tác giả có thái độ như thế nào đối với vấn đề bản sắc và hội nhập toàn cầu hoá? Dẫn ra một số câu văn, đoạn văn trong văn bản thể hiện rõ thái độ ấy.
Trả lời:
Bài viết cho thấy tác giả rất tự hào về bản sắc văn hoá của dân tộc. Ông viết: “Đó trước hết là tiếng Việt, thứ ngôn ngữ do cha ông để lại và được chia sẻ bởi các cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đó là những thành tựu văn hoá của chúng ta. Là trống đồng, là tượng chùa Tây Phương, là kho tàng dân ca, kho tàng văn học nghệ thuật mà tiêu biểu là Tuyện Kiều, là hệ thống giá trị của chúng ta, trong đó có tình yêu quê hương xứ sở, có đời sống tâm linh phong phú với việc thờ cúng tổ tiên theo cách của riêng mình...”. Nhưng người viết cũng có những băn khoăn, lo lắng khi phải thừa nhận một thực tế: “... tất cả những cái chung đang ngày một nhiều thêm lên. Cái chung nhiều thêm lên, thì cái riêng sẽ bị giảm bớt đi. Đó là một nguy cơ hoàn toàn có thật.”. Mặc dù vậy, với tầm nhìn và suy nghĩ riêng của mình, tác giả tin tưởng: “Bản sắc thậm chí là một lợi thế cạnh tranh. Bởi vì bản sắc tạo nên sự độc đáo, sự hấp dẫn. Ví dụ, phố cổ Hà Nội mang bản sắc văn hoá của người Việt và là duy nhất trên thế giới nên có sức cuốn hút to lớn đối với du khách nước ngoài. Hồ Gươm cũng vậy, các gánh hàng hoa trên đường Hà Nội cũng vậy...” hay “Bản sắc văn hoá còn có thể bổ sung giá trị cho các hàng hoá và dịch vụ của chúng ta. Nhờ đó, chúng cũng trở nên đặc biệt hơn, hấp dẫn hơn đối với khách hàng cả trong nước, lẫn ngoài nước”. Và kết lại là một thái độ kiên quyết, dứt khoát: “giữ gìn bản sắc của dân tộc không chỉ là phương châm hành động, mà còn là bản năng tồn tại của chúng ta.”.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
- Câu 1 trang 27 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Dòng nào không nêu đúng điều cần phải chú ý khi đọc hiểu văn bản nghị luận?
- Câu 2 trang 27 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Nhận định sau đây đúng hay sai: “Bản sắc là hành trang là văn bản nghị luận văn học.”?
- Câu 3 trang 27 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Hãy giải thích ý nghĩa của nhan đề Bản sắc là hành trang.
- Câu 4 trang 27 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Trong phần (2) của văn bản Bản sắc là hành trang, ví dụ sau được tác giả nêu ra để khẳng định điều gì? (Chọn phương án nêu đúng và đầy đủ nhất)
- Câu 5 trang 27 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: (Câu hỏi 3, SGK) Phân tích những biểu hiện của bản sắc dân tộc Việt Nam được tác giả nêu lên trong văn bản Bản sắc là hành trang. Em có thể bổ sung những biểu hiện nào khác của bản sắc dân tộc?
- Câu 6 trang 28 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: (Câu hỏi 4, SGK) Phân tích mỗi quan hệ giữa hiện đại và truyền thống, cái riêng và cái chung được tác giả nêu lên qua ví dụ về chiếc xe Lếch-xớt và cây ô liu.
- Câu 8 trang 28 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: (Câu hỏi 6, SGK) Em hiểu như thế nào về câu kết của bài viết: “Giữ gìn bản sắc của dân tộc không chỉ là phương châm hành động, mà còn là bản năng tồn tại của chúng ta.”? Vấn đề đặt ra trong văn bản có ý nghĩa gì với cá nhân em?
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều