Nhận xét về cách dùng các từ in nghiêng trong đoạn văn dưới đây
Câu 7 trang 21 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Nhận xét về cách dùng các từ in nghiêng trong đoạn văn dưới đây:
“Cũng vì vậy nên nét bút Nguyễn Du là những nét bút có thần và bước vào thế giới Nguyễn Du là bước vào một thế giới sinh động và vô cùng phong phú. Ở đây có đủ buồn chán, giận hờn, đau đớn, chờ mong, thương nhớ, phấn khởi, hả hê, có cái khoan khoái trong một cảnh chơi xuân, có cái ghê rợn một đêm khuya vượt tường đi trốn, cái e lệ của tình yêu trong buổi đầu gặp gỡ, cái trắng trợn của một con trùm đĩ, cái tàn bạo của quan lại, cái thô bỉ của sai nha, cái khí thế ngang tàng của một tay anh hùng hảo hán.”.
(Hoài Thanh)
Trả lời:
Nhà phê bình Hoài Thanh đã rất thành công trong việc phân tích và đánh giá
thế giới nghệ thuật của Nguyễn Du. Cách dùng các từ “khoan khoái”, “ghê rợn”,
“e lệ”, trắng trợn”, “tàn bạo”, “thô bỉ”, “khí thế ngang tàng” rất trúng và đúng với
tâm thế và tính cách nhân vật mà Nguyễn Du khắc hoạ trong tác phẩm của mình.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều