Đoạn văn sau cho thấy tác giả đã huy động những kiến thức nào

Câu 6 trang 28 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: (Câu hỏi 5, SGK) Đoạn văn sau cho thấy tác giả đã huy động những kiến thức nào vào việc đọc hiểu văn học: “Ba chữ mấy từng cao cho thấy tầm nhìn thi sĩ rộng mở cùng với các tầng trời. Nếu nền phông gợi những khoảng xa của hậu cảnh, thì ở gần tầm mắt hơn, hiện ra một tiên cảnh là cần trúc lơ phơ... Tầm nhìn dịch chuyển từ xa đến gần. Và, không phải cành trúc, ngọn trúc mà phải là cần trúc. Chữ cần là nét cong mềm mại thật hợp điệu thu. Chữ lơ phơ tả vẻ đẹp lưa thưa mà lay động. Chữ hắt hiu thật là cái hồn của gió thu.”.

Trả lời:

- Ở đoạn văn cuối (“Tất cả những điều ấy... đến thế kỉ nào?”), tác giả chủ yếu sử dụng câu hỏi tu từ. Những câu văn dạng này không nhằm tìm kiếm câu trả lời từ nội dung bài thơ hay đặt ra cho người đọc câu hỏi suy ngẫm để từ đó đi tìm đáp án mà tập trung thể hiện những suy cảm, luận giải của người viết về ý nghĩa của bài thơ và tiêu đề bài viết. Qua đó, Chu Văn Sơn cho thấy sự thấu cảm của mình với những tâm tư sâu kín (cô đơn, buồn bã, bất an) khó nói thành lời của thi hào Nguyễn Khuyến.

- Đoạn văn cho thấy tác giả đã kết hợp kiến thức về hội hoạ với những hiểu biết về ngôn ngữ và đời sống xã hội. Cụ thể: các câu văn “Ba chữ mấy từng cao cho thấy tầm nhìn thi sĩ rộng mở cùng với các tầng trời. Nếu nền phông gợi những khoảng xa của hậu cảnh, thì ở gần tầm mắt hơn, hiện ra một tiên cảnh là cẩn trúc lơ phơ... Tầm nhìn dịch chuyển từ xa đến gần” cho thấy người viết đã vận dụng tri thức hội hoạ để phân tích cái đặc sắc của câu thơ. Trong khi đó, với sự hiểu biết về ngôn ngữ và đời sống xã hội, Chu Văn Sơn đã cắt nghĩa: “Và, không phải cành trúc, ngọn trúc mà phải là cần trúc. Chữ cần là nét cong mềm mại thật hợp điệu thu. Chữ lơ phơ tả vẻ đẹp lưa thưa mà lay động. Chữ hắt hiu thật là cái hồn của gió thu.”.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác