Hình tượng Đất nước hiện lên như thế nào trong bài thơ?
Câu 3 trang 20 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Hình tượng “Đất nước” hiện lên như thế nào trong bài thơ?
Trả lời:
Hình tượng “Đất nước” trong bài thơ chính là đối tượng để nhân vật trữ tình bộc lộ cảm xúc, suy tưởng,...
- Hình tượng này trong bài thơ được xây dựng theo mạch vận động theo thời gian từ quá khứ đến hiện tại, tương lai. Trong quá khứ, đó là đất nước của lịch sử anh hùng, của những con người “chưa bao giờ khuất”, Tiếng vọng của cha ông, của truyền thống dựng nước, giữ nước vẫn vọng về nhắn nhủ lớp lớp cháu con (“Nước chúng ta / Nước những người chưa bao giờ khuất / Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất / Những buổi ngày xưa vọng nói về”). Ở hiện tại, đó là đất nước đau thương mà kiên cường, anh dũng trong chiến tranh (các khổ thơ 4, 5, 6). Từ hiện tại chiến đấu và chiến thắng tràn đầy niềm tự hào đó, cảm hứng hướng về tương lai ngày càng dào dạt, mãnh liệt (khổ 9, 10), làm nên một tượng đài đất nước ngời sáng (khổ 10).
- Hình tượng đất nước còn được xây dựng bởi các chi tiết, hình ảnh (thi liệu): vẻ đẹp của Hà Nội nghìn năm, của thiên nhiên xanh tươi dạt dào sức sống trong những mùa thu đất nước; những hình ảnh về đất nước bị quân thù giày xéo đầy đau thương, mất mát trong chiến tranh; những hình ảnh thiên nhiên và con người kiên cường anh dũng trong chiến đấu; những hình ảnh giàu sắc thái tượng trưng khi thể hiện bức tượng đài chiến thắng của đất nước....
Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
- Câu 1 trang 19 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Đọc mục 1, 2, 3 phần Kiến thức ngữ văn ở Bài 7, SGK. Hoàn thành những phát biểu sau đây bằng cách khoanh vào các từ ngữ trong ma trận.
- Câu 2 trang 20 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Dòng nào không phải là yêu cầu khi đọc văn bản thơ?
- Câu 4 trang 20 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: (Câu hỏi 3, SGK) Hãy phân tích cảm xúc của nhân vật trữ tình trong “mùa thu nay”. Tại sao có sự khác nhau khi cảm nhận về mùa thu giữa hai khổ thơ đầu và khổ thơ thứ ba?
- Câu 5 trang 20 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: (Câu hỏi 6, SŒK) Trong bài thơ, nhân vật trữ tình xưng “tôi”, sau đó chuyển sang xưng “ta”, (“chúng ta”). Theo em, việc thay đổi hai đại từ này có ý nghĩa gì?
- Câu 6 trang 20 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: (Câu hỏi 7, SGK) Từ hai dòng thơ: “Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất / Những buổi ngày xưa vọng nói về”, em cảm nhận được lời nhắn nhủ gì trong tiếng vọng “rì rầm” ấy? Hãy chia sẻ bằng một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng).
- Câu 7 trang 20 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Em thích nhất hình ảnh hoặc những câu thơ nào trong bài thơ Đất nước? Vì sao?
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều