So với phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX, phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX

Bài 8 trang 68 SBT Lịch Sử 8: So với phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX, phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX có điểm gì khác?

Lời giải:

 

Phong trào yêu nước

cuối thế kỉ XIX

Phong trào yêu nước

đầu thế kỉ XX

Bối cảnh

- Đất nước bị mất độc lập, tự do.

- Quan hệ sản xuất phong kiến bao trùm.

- Tư tưởng “trung quân ái quốc” chi phối.

- Chưa xuất hiện các lực lượng xã hội mới, đồng thời các giai cấp, tầng lớp cũ cũng chưa xuất hiện yếu tố mới.

- Đất nước bị mất độc lập, tự do.

- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa du nhập, tồn tại song song với quan hệ sản xuất phong kiến.

- Tư tưởng dân chủ tư sản chi phối.

- Giai cấp cũ phân hóa, xuất hiện các lực lượng mới (công nhân, tư sản, tiểu tư sản,...).

Quan niệm yêu nước

- Trung quân ái quốc

- Yêu nước - thương dân.

Kẻ thù

Thực dân Pháp xâm lược và phong kiến đầu hàng.

Thực dân Pháp xâm lược và phong kiến tay sai.

Mục tiêu

- Đánh đuổi thực dân Pháp,  giành độc lập dân tộc, thiết lập trở lại chế độ phong kiến.

- Đánh đuổi thực dân Pháp và phong kiến tay sai, giành độc lập dân tộc, thiết lập chế độ xã hội mới.

Khuynh hướng chính trị

- Khuynh hướng phong kiến.

- Khuynh hướng dân chủ tư sản với hai xu hướng: bạo động và cải cách.

Lãnh đạo

- Văn thân, sĩ phu yêu nước.

- Thủ lĩnh của nông dân.

- Sĩ phu yêu nước, tiến bộ.

Lực lượng tham gia

- Các tầng lớp nhân dân, đông đảo nhất là nông dân, binh lính.

- Đông đảo các tầng lớp nhân dân, có thêm các lực lượng xã hội mới (tư sản, tiểu tư sản, công nhân,...).

Quy mô

- Chủ yếu diễn ra ở khu vực Bắc Kì và Trung Kì.

- Diễn ra trên cả nước, có cả cơ sở ở hải ngoại (Trung Quốc, Nhật Bản).

Phương pháp, hình thức đấu tranh

- Đấu tranh bí mật, bất hợp pháp.

- Thường dựa vào địa hình hiểm trở để xây dựng căn cứ chiến đấu.

- Khởi nghĩa vũ trang là phương pháp đấu tranh duy nhất.

- Hình thức đa dạng: bí mật, bất hợp pháp; công khai, hợp pháp.

- Không lệ thuộc vào địa hình.

- Phương pháp phong phú: bạo động, cầu viện nước ngoài, vận động cải cách….

Phong trào tiêu biểu

- Phong trào Cần vương.

- Khởi nghĩa Yên Thế.

- Phong trào Đông Du.

- Phong trào Duy tân.

Kết quả

Thất bại

Thất bại

Lời giải sách bài tập Lịch Sử 8 Bài 23: Việt Nam đầu thế kỉ XX hay khác:

Xem thêm các bài giải sách bài tập Lịch Sử lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:


Giải bài tập lớp 8 Chân trời sáng tạo khác