Hãy xác định phương án đúng : Tư liệu hiện vật là

Câu 1 trang 7 sách bài tập Lịch Sử 6: Hãy xác định phương án đúng.

Câu 1.1. Tư liệu hiện vật là

A. di tích, đồ vật của người xưa còn được giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất.

B. những lời mô tả về các hiện vật của người xưa được lưu truyền lại.

C. đồ dùng mà thầy cô giáo em sử dụng để dạy học.

D. bản ghi chép, nhật kí hành trình của các nhà thám hiểm trong quá khứ.

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích: Tư liệu hiện vật là di tích, đồ vật của người xưa còn được giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất (SGK – trang 12).

Câu 1.2. Tư liệu chữ viết là

A. những hình khắc trên bia đá.

B. những bản ghi; sách được in, khắc bằng chữ viết; vở chép tay,... từ quá khứ còn được lưu lại đến ngày nay.

C. những hình vẽ trên vách hang đá của người nguyên thuỷ.

D. những câu chuyện cổ tích.

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích: Tư liệu chữ viết là những bản ghi; sách được in, khắc bằng chữ viết; vở chép tay,... từ quá khứ còn được lưu lại đến ngày nay (SGK – trang 12).

Câu 1.3. Truyền thuyết “Sơn Tinh - Thủy Tinh” cho biết điều gì về lịch sử của dân tộc ta?

A. Truyền thống chống giặc ngoại xâm.

B. Truyền thống nhân đạo, trọng chính nghĩa.

C. Nguồn gốc dân tộc Việt Nam.

D. Truyền thống làm thuỷ lợi, chống thiên tai.

Lời giải:

Đáp án: D

Giải thích:

 - Truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh mượn chuyện hai thần (Sơn Tinh – Thủy Tinh) tranh giành người đẹp (công chúa Mỵ Châu) để giải thích hiện tượng giông bão, lũ lụt hàng năm xảy ra trên vùng châu thổ sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam.

- Hình tượng Sơn Tinh hoá phép nâng núi lên cao, lên cao mãi để chiến thắng Thuỷ Tinh đã phản ánh truyền thống làm thủy lợi để chống lại bão lũ của người Việt. Đồng thời, chi tiết Sơn Tinh đánh thắng Thủy Tinh đã nói lên ước mơ và khát vọng của người Việt cổ muốn có sức mạnh thần kì, vô địch đế đẩy lùi và chế ngự thiên tai, để bảo vệ và phát triển nghề trồng lúa nước lâu đời.

Câu 1.4. Hình 4. Những tấm bia ghi tên người đỗ Tiến sĩ thời xưa ở Văn Miếu (Hà Nội) (trang 12, SGK) thuộc loại tư liệu nào?

A. Tư liệu hiện vật. 

B. Tư liệu truyền miệng.

C. Tư liệu chữ viết. 

D. Cả tư liệu hiện vật và chữ viết.

Lời giải:

Đáp án: D

Giải thích:

- Bia Tiến sĩ ở Văn Miếu là tư liệu hiện vật vì đây là sản phẩm do người Việt tạo ra qua tác thế kỉ XV – XVIII (ứng với các khoa thi từ thời Lê sơ đến thời Lê Trung Hưng).

- Bia Tiến sĩ đồng thời là nguồn tư liệu chữ viết, vì:

+ Trên mỗi tấm bia đều có các bài văn thể hiện triết lí về dựng nước và giữ nước; bảo tồn văn hóa; triết lí phát triển giáo dục; quan điểm đào tạo nhân tài… của các triệu đại phong kiến Việt Nam => qua đó cung cấp nhiều tư liệu lịch sử quý giá và phong phú.

+ Bia đề danh tiến sĩ là nguồn sử liệu quí giá, giúp cho việc nghiên cứu  về tiểu sử, hành trang của nhiều danh nhân Việt Nam, như Nguyễn Trãi - người được UNESCO công nhận là Danh nhân Văn hóa thế giới, Lê Quí Đôn, Lương Thế Vinh…

+ Chữ Hán khắc trên các bia, có niên đại rất cụ thể, phản ánh về thư pháp (cách viết chữ) của các thời liên quan. Vì vậy, có thể coi đây là căn cứ quan trọng để nhận diện tiến trình phát triển thư pháp chữ Hán của người Việt từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Lịch Sử lớp 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:


Các loạt bài lớp 6 Kết nối tri thức khác