Kali (potassium) tác dụng với nước ở ngay nhiệt độ thường. Trong khi đó kẽm (zinc)

Bài 19.9 trang 61 Sách bài tập KHTN 9: Kali (potassium) tác dụng với nước ở ngay nhiệt độ thường. Trong khi đó kẽm (zinc) và sắt (iron) không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường nhưng tác dụng với hơi nước ở điều kiện nhiệt độ cao.

a) Viết PTHH các phản ứng của các kim loại trên với nước. Ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có).

b) So sánh độ hoạt động hoá học của kali với kẽm, sắt. Từ các dữ kiện trên có thể so sánh được độ hoạt động hoá học của kẽm và sắt không?

c) Đề xuất thí nghiệm để so sánh độ hoạt động hoá học của kẽm và sắt.

d) Dựa vào dãy hoạt động hoá học, cho biết kim loại kẽm hay sắt hoạt động hoá học mạnh hơn? Viết PTHH minh hoạ.

Lời giải:

a) PTHH:

    2K + 2H2O → 2KOH + H2

    Zn + H2O to ZnO + H2

    3Fe + 4H2O to Fe3O4 + 4H2

b) Kali hoạt động hoá học mạnh hơn sắt và kẽm.

Từ dữ kiện trong bài không so sánh được độ hoạt động hoá học của kẽm và sắt.

c) Để so sánh độ hoạt động của kẽm và sắt có thể thực hiện hai thí nghiệm:

(1) Nhúng một lá kẽm vào dung dịch muối Fe(II) (ví dụ: FeCl2, FeSO4).

(2) Nhúng một miếng sắt vào dung dịch muối Zn (ví dụ ZnCl2, ZnSO4).

- Nếu thí nghiệm (1) xảy ra phản ứng thì Zn hoạt động hoá học mạnh hơn Fe.

- Nếu thí nghiệm (2) xảy ra phản ứng thì Fe hoạt động hoá học mạnh hơn Zn.

d) Thực tế, Zn hoạt động hoá học mạnh hơn Fe.

Phản ứng minh họa: Zn + FeCl2 → ZnCl2 + Fe

Lời giải sách bài tập KHTN 9 Bài 19: Dãy hoạt động hoá học hay khác:

Xem thêm các bài giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 Kết nối tri thức khác