Ở một loài thực vật, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24 và hàm lượng DNA trong nhân tế bào là 6

Câu 41.16 trang 112 Sách bài tập KHTN 9: Ở một loài thực vật, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24 và hàm lượng DNA trong nhân tế bào là 6 pg (picogram). Bảng bên dưới mô tả kết quả phân tích di truyền ở các giống đột biến nhiễm sắc thể khác nhau ở loài này.

Ở một loài thực vật, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24 và hàm lượng DNA trong nhân tế bào là 6

a) Dự đoán dạng đột biến nhiễm sắc thể ở các giống thực vật trên. Giải thích.

b) Cho biết đặc điểm của giống đột biến B. Trong thực tiễn, dạng đột biến ở giống B được ứng dụng để làm gì?

Lời giải:

a) Dự đoán dạng đột biến nhiễm sắc thể ở các giống thực vật trên:

- Giống A: Số lượng nhiễm sắc thể không đổi nhưng hàm lượng DNA giảm → mất đoạn nhiễm sắc thể.

- Giống B: Số lượng nhiễm sắc thể và hàm lượng DNA đều tăng gấp ba lần so với bộ đơn bội → đột biến thể tam bội (3n).

- Giống C: Số lượng nhiễm sắc thể tăng một chiếc → đột biến thể ba nhiễm (2n + 1).

- Giống D: Số lượng nhiễm sắc thể và hàm lượng DNA không đổi → có thể là đảo đoạn hoặc chuyển đoạn nhiễm sắc thể.

- Giống E: Số lượng nhiễm sắc thể giảm hai chiếc → đột biến thể không nhiễm (2n - 2).

b)

- Đặc điểm của giống đột biến B: Hàm lượng DNA trong tế bào tăng lên gấp bội nên hàm lượng protein được tổng hợp nhiều hơn, do đó, thể đột biến có tế bào và cơ quan sinh dưỡng to, có khả năng sinh trưởng và phát triển cũng như sức chống chịu tốt.

- Trong thực tiễn, dạng đột biến ở giống B được ứng dụng để tạo quả không hạt do thể tam bội không có khả năng sinh giao tử bình thường.

Lời giải sách bài tập KHTN 9 Bài 41: Cấu trúc nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể hay khác:

Xem thêm các bài giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 Chân trời sáng tạo khác